ItaExpress
Từ ngày 16 – 18/11/2011, Hội nghị Thượng đỉnh về Thương mại và Đầu tư
ASEAN 2011 (ASEAN BIS) sẽ diễn ra tại Bali, Indonesia với chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu”. Đây là nơi đối thoại và kết nối các doanh nghiệp với các nền kinh tế ASEAN nói riêng và cộng đồng kinh tế toàn cầu nói chung.
Theo bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đồng Chủ tịch
ASEAN BAC Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực và vai trò của ASEAN cũng
sẽ được thảo luận nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc
biệt là sản xuất lúa gạo với mục đích tăng sản lượng gạo và xây dựng một
thương hiệu gạo ASEAN.
Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN
BAC Việt Nam), kỳ vọng rằng Hội nghị lần này sẽ đạt được những hành động
cụ thể để hiện thực hoá những cam kết lâu nay trong quan hệ đầu tư,
kinh doanh nội khối.
Nhiều hoạt động quan trọng
ASEAN BIS 2011 sẽ thu hút hơn 700 đại biểu tham dự, tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng định hình môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ASEAN. Cụ thể: biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu; kết nối ASEAN trong bối cảnh phát triển cơ sở hạ tầng; đổi mới và vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế ASEAN.
ASEAN BIS 2011 cũng gồm nhiều hoạt động bên lề. Thứ nhất là việc điều tra về năng lực cạnh tranh ASEAN do Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) thực hiện. Cuộc khảo sát năm 2011 dựa trên mức thu hút thương mại và đầu tư cũng như hiệu quả của các nỗ lực hội nhập khu vực ASEAN. Ngoài ra, cuộc khảo sát năm nay hy vọng sẽ có được các đánh giá của doanh nghiệp về các biện pháp chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và việc quốc tế hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, ASEAN-BAC đã đồng ý hợp tác với Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN (ASMEWG) trong việc tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) hàng năm. Giải thưởng nhằm công nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu của ASEAN trong các lĩnh vực đổi mới, tăng trưởng, tạo việc làm và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).
Ngoài ra, ASEAN-BAC đã phối hợp và tham gia nhiều diễn đàn trong khu vực liên quan đến các tổ chức kinh doanh, học viện, viện nghiên cứu, và các bên liên quan khác, hỗ trợ Kế hoạch Truyền thông AEC và phát huy sáng kiến kinh tế ASEAN.
Theo bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đồng Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực và vai trò của ASEAN cũng sẽ được thảo luận nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo với mục đích tăng sản lượng gạo và xây dựng một thương hiệu gạo ASEAN.
Nơi đối thoại giữa các nền kinh tế
Với chủ đề ““Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu”, ASEAN nói chung và các DN ASEAN nói riêng đang cùng hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, với bốn mặt chính: khu vực thị trường chung, sản xuất chung; khu vực có sức cạnh tranh cao; khu vực phát triển đồng đều; khu vực sẵn sàng phát triển với hội nhập kinh tế toàn cầu, theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương.
ASEAN-BIS 2011 sẽ là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế trong khu vực cũng như tìm đối tác và thị trường phù hợp. Đây cũng là Diễn đàn đối thoại để khu vực công và tư cùng phối hợp nhằm đề ra các biện pháp thuận lợi và đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế ASEAN. ASEAN-BIS còn là nơi đối thoại và kết nối, thúc đẩy công nghiệp và kinh doanh trong khu vực.
Theo Ban thư ký ASEAN BAC Việt Nam, tại hội nghị lần này sẽ diễn ra nhiều cuộc đối thoại song phương giữa ASEAN và nhiều đối tác lớn trên thế giới nhằm thúc đẩy việc tăng cường hợp tác giữa các nền kinh tế như ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Úc, ASEAN – Hoa Kỳ. Nổi bật tại hội nghị sẽ có phiên họp đặc biệt giữa lãnh đạo của ASEAN với các đối tác đầu tư với sự tham dự của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Úc, Bà Julia Gillard.
Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của ASEAN hiện nay là lĩnh vực dịch vụ, với đóng góp trung bình cho GDP các nước ASEAN vào khoảng 40 - 50%. Tham gia ASEAN-BIS 2011, DN VN sẽ có cơ hội đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo và nguyên thủ ASEAN. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh với đại biểu đại diện cho các DN và công ty tham dự.
Thu Hà
Nhiều hoạt động quan trọng
ASEAN BIS 2011 sẽ thu hút hơn 700 đại biểu tham dự, tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng định hình môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ASEAN. Cụ thể: biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu; kết nối ASEAN trong bối cảnh phát triển cơ sở hạ tầng; đổi mới và vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế ASEAN.
ASEAN BIS 2011 cũng gồm nhiều hoạt động bên lề. Thứ nhất là việc điều tra về năng lực cạnh tranh ASEAN do Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) thực hiện. Cuộc khảo sát năm 2011 dựa trên mức thu hút thương mại và đầu tư cũng như hiệu quả của các nỗ lực hội nhập khu vực ASEAN. Ngoài ra, cuộc khảo sát năm nay hy vọng sẽ có được các đánh giá của doanh nghiệp về các biện pháp chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và việc quốc tế hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, ASEAN-BAC đã đồng ý hợp tác với Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN (ASMEWG) trong việc tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) hàng năm. Giải thưởng nhằm công nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu của ASEAN trong các lĩnh vực đổi mới, tăng trưởng, tạo việc làm và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).
Ngoài ra, ASEAN-BAC đã phối hợp và tham gia nhiều diễn đàn trong khu vực liên quan đến các tổ chức kinh doanh, học viện, viện nghiên cứu, và các bên liên quan khác, hỗ trợ Kế hoạch Truyền thông AEC và phát huy sáng kiến kinh tế ASEAN.
Theo bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đồng Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực và vai trò của ASEAN cũng sẽ được thảo luận nhằm đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo với mục đích tăng sản lượng gạo và xây dựng một thương hiệu gạo ASEAN.
Nơi đối thoại giữa các nền kinh tế
Với chủ đề ““Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu”, ASEAN nói chung và các DN ASEAN nói riêng đang cùng hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015, với bốn mặt chính: khu vực thị trường chung, sản xuất chung; khu vực có sức cạnh tranh cao; khu vực phát triển đồng đều; khu vực sẵn sàng phát triển với hội nhập kinh tế toàn cầu, theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương.
ASEAN-BIS 2011 sẽ là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế trong khu vực cũng như tìm đối tác và thị trường phù hợp. Đây cũng là Diễn đàn đối thoại để khu vực công và tư cùng phối hợp nhằm đề ra các biện pháp thuận lợi và đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế ASEAN. ASEAN-BIS còn là nơi đối thoại và kết nối, thúc đẩy công nghiệp và kinh doanh trong khu vực.
Theo Ban thư ký ASEAN BAC Việt Nam, tại hội nghị lần này sẽ diễn ra nhiều cuộc đối thoại song phương giữa ASEAN và nhiều đối tác lớn trên thế giới nhằm thúc đẩy việc tăng cường hợp tác giữa các nền kinh tế như ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Úc, ASEAN – Hoa Kỳ. Nổi bật tại hội nghị sẽ có phiên họp đặc biệt giữa lãnh đạo của ASEAN với các đối tác đầu tư với sự tham dự của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Thủ tướng Úc, Bà Julia Gillard.
Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của ASEAN hiện nay là lĩnh vực dịch vụ, với đóng góp trung bình cho GDP các nước ASEAN vào khoảng 40 - 50%. Tham gia ASEAN-BIS 2011, DN VN sẽ có cơ hội đối thoại trực tiếp với các nhà lãnh đạo và nguyên thủ ASEAN. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp xúc, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, học hỏi các kinh nghiệm kinh doanh với đại biểu đại diện cho các DN và công ty tham dự.
Thu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.