Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Đóng góp Quốc hội kỳ 1 vào Các giải pháp phát triển Kinh tế - Xã hội

ItaExpress

Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại Kỳ họp Quốc Hội kỳ 1 (Hàng thứ 2, thứ 2 từ trái sang).
Trong tình hình Thế giới rơi vào khủng hoảng suốt mấy năm qua, tuy nhiên Việt Nam vẫn tin trưởng và không để xảy ra đổ vỡ. Đó là một thành quả không nhỏ thể hiện bản lĩnh của Chính phủ trong việc điều hành đất nước và phát triển kinh tế vượt qua khủng hoảng. Lạm phát hiện nay đang là vấn đề lớn thách thức nền kinh tế và an sinh xã hội của đất nước.
Thời gian qua Chính Phủ đã đưa ra Các giải pháp hạn chế tín dụng, song thực tế vừa qua chưa đặt được hiệu quả như mục tiêu đề ra, Cụ thể: Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 6% trong 07 tháng đàu năm, tuy nhiên lạm phát đã tới gần 17%. Như vậy trong trường hợp các Ngân hàng hoàn toàn không cho vay mới thì lạm phát vẫn trên 10%. Do vậy cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ thật sự tạo ra lạm phát thì mới có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu.
Theo tôi nguyên nhân lớn thật sự tạo ra lạm pháp là do: Nhập siêu và Độ tín nhiệm của Quốc gia bị sụt giảm:
  1. Nhập siêu: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát:
· 2010: Nhập siêu -13.4 tỷ usd trong đó TQ: -12.7 tỷ chiếm -94.4%.
· 6 tháng/2011: Nhập siêu: - 7.4 tỷ USD trong đó TQ: -6.6 tỷ USD chiếm 88.4%. Trong đó có gần 150 triệu usd nhập khẩu trái cây, thực phẩm…. và 1.6 tỷ USD linh kiện điện tử trong đó có 611 triệu USD mua điện thoại và phụ kiện…
Để hạn chế nhập siêu cần có một số biện pháp ngắn hạn và đà hạn:
· Giải pháp trước mắt: Tôi rất tâm đắc với giải pháp Chính Phủ đã đưa ra chiến dịch tuyên truyền: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng VN”, tuy nhiên, theo tôi nên tuyên truyền rộng rãi và quyết liệt hơn: Dùng hàng VN là yêu nước” để khơi dậy lòng yêu nước của Toàn Dân tộc, vận động toàn dân tham gia vào Mục tiêu: Triệt tiêu Nhập siêu. Đồng thời phát động phong trào: Nói KHÔNG với Mưu đồ biến Việt Nam thành nơi tiêu thụ hàng kém chất lượng, nguy hại đến giống nòi. Cần Triển khai mạnh mẽ việc kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu, đặc biệt nhập khẩu từ Trung Quốc và công bố rộng rãi lên các phương tiện truyền thông cùng với các biện pháp xử lý thật nghiêm khắc, điều này chắc chắn sẽ có hiệu quả tích cực tiêu thụ hàng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ Công An - Trần Đại Quang chụp hình cùng ĐBQH tỉnh Long An,
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (Thứ 2, từ trái sang) cùng các ĐBQH các tỉnh khác.
· Giải pháp lâu dài:
Ø Phải khẩn trương xây dựng Quy chế và các chính sách ưu đãi cho Khu CN phụ trợ phục vụ cho Sản xuất hàng công nghệ cao và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Bằng giải pháp này chúng ta sẽ giảm thiểu được nhập khẩu hàng linh kiện, phụ kiện, phụ tùng…. Và sẽ góp phần đẩy xuất khẩu tăng lên.
Ø Cần vinh danh các DN sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong nước, cần có chính sách ưu đãi về thuế, xếp hạng và thưởng bằng miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi để khuyến khích các nhà SX cải tiến mẫu mã, thay đổi công nghệ mới vừa tôn trọng môi trường, vừa nâng cao chất lượng hàng hóa.
Ø Cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào SX chế biến hàng nông sản, thực phẩm, khoáng sản .. để tăng chuỗi giá trị hàng hóa.
2. ĐỐI VỚI TÍN DỤNG:
Việt Nam hiện nay việc huy động các khoản vay từ nước ngoài đang gặp khó khăn do chỉ số tín nhiệm Quốc gia bị giảm xuống thấp, cụ thể: Moody’s Investor Service hạ điểm của Việt Nam từ B1 xuống B3, Fitch hạ điểm của Việt Nam từ BB- xuống B, dẫn đến:
· Chúng ta không thể phát hành trái phiếu ra thị trường Quốc tế, do vậy chúng ta đã không sử dụng được công cụ nợ vào Phát triển kinh tế của đất nước.
· Cũng chính do sự sụt giảm chỉ số tín nhiệm Quốc gia đã làm cho chi phí vay vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế bị tăng cao gấp 2 đến 2.5 lần. Đây là con số vô hình nằm ẩn trong các chi phí đầu tư của các dự án, do vậy chúng ta đã không nhìn thấy được, tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các chi phí này đều được đưa vào giá thành sản phẩm, đưa vào tổng vốn đầu tư của các Dự án và cuối cùng thì cũng chính người dân và đất nước phải gánh chịu.
Do vậy, sự cần thiết phải làm sao để nâng cao chỉ số xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam là vô cùng quan trọng.
3. CHÍNH SÁCH THUẾ: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy tỷ lệ thu thuế/GDP ở VN là cao nhất trong khu vực châu Á:
1. Việt Nam 20,3%
2. Trung Quốc 17,7 %
3. Malaysia 15,7%
4. Hàn Quốc 15.5%
5.Thái Lan 14.6%
6.Philipine 12.8%
7.Indonesia 11.6%
8.Ấn Độ 7.4%
Hiện nay, mới chỉ kiểm toán thuế được khoảng 10% trong tổng số 500.000 doanh nghiệp, nhưng đã phát hiện số thất thu thuế lên đến trên 800 tỷ đồng.
Mặc dù đang thất thu thuế lớn như vậy, nhưng Tổng thu thuế trong năm 2010 lại đạt mức cao, tăng trên 21% so với năm 2009. Như vậy, phải chăng mức thuế của chúng ta hiện nay đang quá cao. Chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi Luật thuế thu nhập để cởi trói sức dân và tạo sự cạnh tranh trong khu vực.
4. VỀ NGÂN HÀNG:
Cần rà soát lại việc phân loại hình SX, Phi SX, BĐS: Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp ngành Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng (CSHT) Khu Công nghiệp (KCN) và Nhà xưởng là ngành Bất động sản và phi sản xuất, do vậy phải chịu chung số phận hạn chế tín dụng là không chuẩn xác, đã và đang thu hẹp và tác động tiêu cực đến SX và cần phải nhanh chóng được tháo bỏ vì:
    1. Ngành Đầu tư CSHT KCN & Nhà xưởng là ngành tạo ra những điều kiện cơ bản, tiên quyết cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Đến năm 2010, có 173 KCN đang hoạt động và đã thu hút được gần 8400 dự án trong và ngoài nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 53,6 tỷ USD và hơn 336.000 tỷ đồng(Khoảng 20 tỷ usd). Đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp trong các KCN là 25 tỷ USD, chiếm gần 25% sản lượng của cả nước năm 2010.
    2. Các KCN tính đến năm 2010 đã tạo ra khoảng 1.8 triệu công ăn việc làm ổn định và tạo ra hàng chục triệu việc làm cho các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ trong vùng. VD: Khu CN Tân Tạo khi vừa về đầu tư năm 1996: Đây là Vùng nước ngập mặn với 200 ngàn dân, sau 02 năm đầu tư Khu CN Tân Tạo, Dân số đã tăng thành 400 ngàn và hiện nay Khu CN Tân Tạo đang có khoảng 50 ngàn CN làm việc, nhưng dân số trong vòng bán kính 1 km đã lên tới khoảng 1.2 triệu.
Cần phải xem lại: xiết chặt tín dụng đối với Đầu Tư phát triển khu CN thực chất là thu hẹp SX, làm cho Công nhân mất việc làm – Điều này chưa đúng với chủ trương Phát triển ổn định của Chính phủ.
5. VỀ DOANH NGHIỆP (DN)
Trong những năm qua với sự đổi mới trong các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế giữa DNNN và DNTN đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, việc Luật DNNN hết hiệu lực vào ngày 1 – 7 - 2010, và hiện chỉ còn Luật DN có hiệu lực áp dụng cho cả 2 loại hình doanh nghiệp nói trên, cho thấy về phương diện luật pháp, DNNN và DNTT đã bình đẳng. Tuy nhiên, trong thực tế: Từ tâm lý đến sự nhìn nhận vẫn chưa bình đẳng. DNNN vẫn được ưu đãi quá nhiều, trong khi DNTN không những không được tạo điều kiện mà còn bị kìm hãm. DNTN và khối ngoài nhà nước có hiệu quả sử dụng vốn và tỷ lệ đóng góp vào GDP cao hơn khối DNNN. Cụ thể như sau:
· Kinh tế Nhà nước (không chỉ DNNN, mà còn bao gồm tài chính, Ngân hàng…) chiếm 33,74, tạo 5,2 triệu việc làm.
· Kinh tế ngoài Nhà nước đóng góp 47,54% GDP, tạo 42,2 triệu việc làm – Chiếm 86.1%
· Kinh tế FDI: đóng góp 18,72% GDP tạo 1.7 triệu việc làm.
(LAO ĐỘNG 2010: 49 TRIỆU NGƯỜI)
a) Kiến nghị: Để tạo sự bình đẳng, tăng tính cạnh tranh và giúp cho chúng ta tự chủ về kinh tế: Cần xây dựng danh mục những ngành, dự án DÀNH RIÊNG CHO DNNN trình QH phê chuẩn, sau đó công khai hóa. Những lĩnh vực nằm ngoài danh sách độc quyền của các DNNN, cần tạo sự bình đẳng hơn nữa giữa DNNN và DNTN từ vay vốn, bảo lãnh và các chính sách ưu đãi khác… – Như vậy sẽ minh bạch hóa, chống được tham nhũng và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN, đồng thời thúc đẩy mọi thành phần kinh tế cùng phát triển góp phần làm giàu cho dân, cho nước.
VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SX NÔNG NGHIỆP VÀ AN SINH XÃ HỘI:
Vai trò của cây lương thực:
· Vấn đề an ninh lương thực đang trở thành một vấn đề toàn cầu.
Ø Hiện nay dân số Toàn cầu khoảng 6.935 tỷ người và ½ dân số ăn cơm hàng ngày.
Ø Hàng năm Tổng Số lượng XK gạo toàn thế giới khoảng 29 triệu tấn, trong đó các nước Asean chiếm 57.16%.
Ø Như vậy Asean đã cung cấp gạo cho khoảng 1.9 tỷ người trên thế giới, chiếm 28% dân số trên toàn thế giới. Hiện nay số người đói không đủ lương thực chiếm 15% gần 1 tỷ người.
Ø Thế giới đã bắt đầu gọi Việt Nam và Thái Land là ‘CÁI BẾP CỦA THẾ GIỚI’. Vì vậy, việc đầu tư phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực không chỉ giúp Việt Nam có thể tự ổn định an ninh lương thực của mình mà còn giúp ổn định lương thực thế giới. TỪ ĐÓ sẽ giúp tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, và việc bán lương thực chi viện cho một số nước đã làm cho mối quan hệ của Việt Nam gần hơn với các nước bạn, tăng cường các mối quan hệ đồng minh thân thiết. Do vậy, có thể thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của nông nghiệp với sự phát triển của cả nền kinh tế.
Thực trạng Nông Nghiệp ở Việt Nam:
· Chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm qua rất quan tâm: Đầu tư cho Nông nghiệp chiếm gần 27% GDP là rất lớn, đặc biệt chủ trương: Miễn thuế đất, thuế nông nghiệp và phải đảm bảo cho người nông dân lãi 30%... Tuy nhiên, những chính sách này đến được người nông dân một cách rất khiêm tốn.
· Một số kiến nghị: Dân số Việt Nam trên 70% là nông dân, nếu có chính sách vĩ mô giúp người nông dân làm ăn khá thì đất nước sẽ khá lên nhanh chóng.
  1. Chúng ta cần làm việc với Thái Lan để bàn “An ninh lương thực và khuyến khích người nông dân tiếp tục canh tác nông nghiệp”. Hai nước nhất và nhì xuất khẩu gạo thế giới nếu phối hợp với nhau thì sẽ giúp cho việc cạnh tranh lành mạnh, giá lúa bán ra thị trường thế giới sẽ hợp lý và người nông dân sẽ được nhờ. Nay Thủ Tướng mới của Thái Lan đã và đang thực hiện các cam kết tăng giá thu mua lương thực cho người nông dân. Do vậy Chúng ta cần chủ động bàn với Thái Lan về việc an ninh lương thực và khuyến khích người nông dân trồng lương thực.
  2. Trên trường Quốc tế chúng ta chỉ thu hút được sự chú ý khi nói về lương thục và đây là mặt mạnh của chúng ta. Do vậy cần định hướng việc phát triển đất nước bằng việc định hướng: Đi bằng hai chân: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, đặt trọng tâm vào phát triển giống, cây trồng và Quy trình kỹ thuật trồng trọt: Cải tiến, thay đổi thói quen, tập quán trồng cây lương thục của người dân để đảm bảo xuất khẩu vào được thị trường Mỹ và Châu Âu. Muốn làm được điều này: Bộ NN & PTNT, Tổng công ty Lương thực và Hiệp Hội Lương thực phải vào cuộc: Hiện nay Các công ty lương thực thong qua các thương lái chỉ làm từ ngọn: Mua lúa khi đến vụ thu hoạch, do vậy chỉ mua được loại lúa Tả-bí-lù và giá xuất khẩu rất thấp.
  3. PHẢI XÂY DỰNG BẰNG ĐƯỢC THƯƠNG HIỆU GẠO CỦA VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI: Triển khai thí điểm mô hình trồng lúa và SX gạo theo quy trình Global GAP để có thể xuất khẩu vào thị trường cao cấp: Đề nghị: Tổ chức như mô hình HTX Mỹ Thành với sự tham gia của 1DN: Cấp giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và bao tiêu sản phẩm mua cao hơn 15 – 20% giá thị trường tại thời điểm thu mua. Doanh nghiệp và HTX Mỹ Thành đã triển khai được 03 năm nay thí điểm được 100 ha lúa đạt chứng nhận Global GAP và 500 ha lúa chất lượng cao và mỗi năm thu hoạch 15-16 tấn/ha và chỉ cần 85 ngày/vụ. Bộ NN & PTNT cần đưa ra chỉ tiêu: Giao trách nhiệm cho Tổng công ty LT mỗi năm phải tổ chức triển khai mô hình này, (ví dụ: 1000ha/năm) hoặc Có chính sách cho phép DNTN vay vốn từ Ngân hàng Chính sách ưu đãi, lãi suất thấp để triển khai quy trình trồng lúa Global GAP or EUrop GAP. Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta tạo được thương hiệu GẠO Việt Nam trên thế giới.
  4. Để tham gia chương trình thí điểm trồng lúa theo quy trình Global GAP, đòi hỏi bản thân người nông dân phải đáp ứng một số tiêu chí: Phải có sân phơi bằng xi măng, nhà ở phải có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn… Nhiều hộ nông dân không đạt vì quá nghèo. Cần phải có chính sách cho những hộ nông dân tham gia chương trình được vay ưu đãi để sửa sang nhà ở đạt tiêu chuẩn.
  5. Các địa phương cần được vay ưu đãi để xây dựng các nhà máy xay sát lúa và kho chứa thóc. NH Phát triển VN cần có chính sách cho các DNTN vay vốn ưu đãi để xây dựng các kho chứa, nhà máy xay sát, it nhất một địa phương, vùng SX lúa gạo cần phải có 01 vài nhà máy xay sát.
Nếu triển khai được những điều này, chắc chắn chúng ta sẽ tạo dựng được thương hiệu gạo VN trên thị trường thế giới và chí có như vậy đời sống của người nông dân Việt Nam mới thật sự đổi thay.
Đặng Thị Hoàng Yến - ĐBQH Tỉnh Long An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.