Cập nhật
07/05/2012 01:27:00 PM
(GMT+7)
ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không thể từ nhiệm
Đúng lúc UB Thường vụ QH họp
kín về tư cách đại biểu của mình chiều 5/5, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã gửi đơn xin
từ nhiệm. Song theo luật, bà không có quyền từ nhiệm.
Theo nguồn tin của báo Thanh niên, trong lá đơn gửi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Ban Công tác đại biểu của Thường vụ QH, bà Yến cho biết “bản thân tôi đã thật sự kiệt sức, đã quá mệt mỏi nên quyết định viết đơn xin từ nhiệm”.
Bà Yến “xin rút khỏi Quốc hội để làm một công dân tốt, để tiếp tục cống hiến sức mình giúp dân, giúp cho những người nghèo khó mà quả cảm như tôi đã làm từ nhiều năm qua”.
Tuy nhiên, báo Tuổi trẻ cho biết đơn từ nhiệm của bà Yến đã
không được Thường vụ QH chấp nhận.
Báo Tuổi trẻ cũng cho biết trong cuộc họp chiều 5/5, Thường vụ QH đã bỏ phiếu kín và nhất trí bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Yến, đưa nội dung này vào chương trình nghị sự chính thức tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Buổi làm việc của QH về trường hợp của bà Hoàng Yến sẽ diễn ra trong buổi sáng thứ 7 (26/5).
Nguyên nhân không chấp nhận đơn, theo giải thích của nguyên Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội Phạm Minh Tuyên với báo VnExpress, là theo Luật Tổ chức quốc hội, bà Hoàng Yến không có quyền từ nhiệm.
Điều 57 luật Tổ chức Quốc hội quy định: “Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Theo ông Tuyên, ngoài lý do sức khỏe, các "lý do khác" để từ nhiệm ví dụ: được điều đi công tác nước ngoài dài hạn (đại sứ, tham tán, phái viên, du học nhiều năm liên tục). Còn trường hợp đại biểu có thiếu sót thì phải thực hiện theo quy trình tại điều 56.
Theo đó, đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm theo đề nghị của Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ tỉnh, thành phố hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.
Đại biểu đó sẽ bị bãi nhiệm nếu có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành đề nghị bãi nhiệm.
Theo phân tích của ông Tuyên, trường hợp của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không phải vì lý do sức khoẻ hay các lý do khách quan khác, mà vì lý do có khuyết điểm, mắc sai sót, nên “bà Hoàng Yến không có quyền từ nhiệm”.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến được cho là không trung thực và khai man hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XIII. Bà Yến đã không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần - người đang bị truy nã quốc tế.
Với các nguyên nhân này, trong tháng 4 vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An và Trung ương đã lần lượt thống nhất cao đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Hoàng Yến.
PV (tổng hợp)
Theo nguồn tin của báo Thanh niên, trong lá đơn gửi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và Ban Công tác đại biểu của Thường vụ QH, bà Yến cho biết “bản thân tôi đã thật sự kiệt sức, đã quá mệt mỏi nên quyết định viết đơn xin từ nhiệm”.
Bà Yến “xin rút khỏi Quốc hội để làm một công dân tốt, để tiếp tục cống hiến sức mình giúp dân, giúp cho những người nghèo khó mà quả cảm như tôi đã làm từ nhiều năm qua”.
Đơn từ nhiệm của ĐB Đặng Thị Hoàng
Yến không được chấp nhận. Ảnh: Minh Thăng |
Báo Tuổi trẻ cũng cho biết trong cuộc họp chiều 5/5, Thường vụ QH đã bỏ phiếu kín và nhất trí bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Yến, đưa nội dung này vào chương trình nghị sự chính thức tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Buổi làm việc của QH về trường hợp của bà Hoàng Yến sẽ diễn ra trong buổi sáng thứ 7 (26/5).
Nguyên nhân không chấp nhận đơn, theo giải thích của nguyên Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội Phạm Minh Tuyên với báo VnExpress, là theo Luật Tổ chức quốc hội, bà Hoàng Yến không có quyền từ nhiệm.
Điều 57 luật Tổ chức Quốc hội quy định: “Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ do Quốc hội quyết định; trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.
Theo ông Tuyên, ngoài lý do sức khỏe, các "lý do khác" để từ nhiệm ví dụ: được điều đi công tác nước ngoài dài hạn (đại sứ, tham tán, phái viên, du học nhiều năm liên tục). Còn trường hợp đại biểu có thiếu sót thì phải thực hiện theo quy trình tại điều 56.
Theo đó, đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm theo đề nghị của Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ tỉnh, thành phố hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu đó.
Đại biểu đó sẽ bị bãi nhiệm nếu có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành đề nghị bãi nhiệm.
Theo phân tích của ông Tuyên, trường hợp của ĐB Đặng Thị Hoàng Yến không phải vì lý do sức khoẻ hay các lý do khách quan khác, mà vì lý do có khuyết điểm, mắc sai sót, nên “bà Hoàng Yến không có quyền từ nhiệm”.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến được cho là không trung thực và khai man hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XIII. Bà Yến đã không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần - người đang bị truy nã quốc tế.
Với các nguyên nhân này, trong tháng 4 vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh Long An và Trung ương đã lần lượt thống nhất cao đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Hoàng Yến.
PV (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.