Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Hai chữ “Quốc gia” chưa nói lên điều gì

 
ĐH Quốc gia là cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, không thể là cơ quan quản lí Nhà nước. Và như vậy, nên chăng cần xem lại cơ chế của ĐH Quốc gia. 
Trong phần ba của bài viết "Dự thảo Luật ĐH: Tại sao phải thông qua ngay?" của GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội, đăng trên Tuần Việt Nam mới đây rất đáng để chúng ta quan tâm, nhất là các đại biểu QH khóa 13 đang họp.
Xin được viết thêm đôi điều.
Chất lượng ĐH Quốc gia khá...nhạt
"Dự thảo Luật GD" và "Dự thảo Luật GDĐH" đã có từ lâu, đã sửa đi sửa lại nhiều lần. Nay, trong kỳ họp QH lần này sẽ thông qua. Và theo GS Nguyễn Ngọc Trân thì chưa thể, chưa nên thông qua ngay...vì còn nhiều bất cập(?)
Là người đã nhiều năm là đại biểu QH, tham gia làm nhiều luật, và có nhiều năm giảng dạy bậc ĐH, ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Trân thật xác đáng, nhất là ở phần (3) "Đại học và ĐH Quốc gia".
GD trong bản chất của nó là bình đẳng ở cả nghĩa rộng nhất cũng như hẹp nhất. Trước hết, tất cả các trường, các cơ sở đào tạo trong hệ thống GD từ phổ thông đến ĐH, các trường công lập cũng như ngoài công lập phải được bình đẳng dưới sự quản lí của Nhà nước.
ĐH Quốc gia không thể (không phải) là ngoại lệ. Chúng ta đều biết, hai ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia t/p Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1993, 1994 sau một quyết định của Thủ tướng CP. Chữ "Quốc gia" được gắn vào từ đó.
Cần nói thêm, hai ĐH Quốc gia này được thành lập trên cơ sở một số trường ĐH, có "thâm niên", đang hoạt động bình thường. Hai chữ "Quốc gia" do được "ban tặng" (chữ của GS Nguyễn Ngọc Trân), đến nay, sau gần 20 năm...chưa nói lên điều gì như mục tiêu ban đầu đề ra.
Chỉ cần xem cách tuyển sinh (đầu vào), và nhất là chất lượng đầu ra cũng đủ thấy chưa hơn ai, chưa có sức thuyết phục các trường ĐH khác không có chữ "Quốc gia", cũng như đối với xã hội dường như còn... khá nhạt.
Thực tế như thế, nhưng dự thảo Luật lần này lại cho ĐH Quốc gia nhiều quyền, nhiều ưu tiên...liệu có dẫm vào "vết xe" của những Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91 trên lĩnh vực kinh tế? Mục đích của các tập đoàn này sẽ là "những quả đấm thép", là "chủ lực" trong nền kinh tế quốc dân, nay đã làm được những gì, hiệu quả ra sao...ai cũng biết.

ĐHQG Hà Nội. Ảnh: vnu.edu.vn
Không có "Quốc gia" nhưng luôn dẫn đầu
Trên thế giới, nhất là tại các quốc gia phát triển, hầu như, không có trường ĐH nào mang danh "Quốc gia" (dù là của Nhà nước) thế mà họ luôn luôn là tốp đầu trong danh sách các trường ĐH nổi tiếng toàn cầu.
Tại các quốc gia này cũng rất ít tồn tại khái niệm "ĐH tinh hoa". ĐH là cho mọi người. ĐH là nơi đào tạo (dạy/học), nơi nghiên cứu. Chức năng đào tạo và nghiên cứu luôn gắn chặt với nhau. Gần đây, xuất hiện nhóm từ "ĐH nghiên cứu" là từ đó. Tất nhiên không phải trường nào muốn gắn hai chữ "nghiên cứu" là được chấp nhận.
Hai chữ "Quốc gia" do được "ban tặng" (chữ của GS Nguyễn Ngọc Trân), đến nay, sau gần 20 năm...chưa nói lên điều gì như mục tiêu ban đầu đề ra.
Chỉ cần xem cách tuyển sinh (đầu vào), và nhất là chất lượng đầu ra cũng đủ thấy chưa hơn ai, chưa có sức thuyết phục các trường ĐH khác không có chữ "Quốc gia", cũng như đối với xã hội dường như còn... khá nhạt.
Chỉ riêng Cộng hòa Pháp, từ sau 1945 có một loại trường ĐH được gọi là "Grands Ecoles" (chiếm số ít trong hệ thống GDĐH nước này). Còn lại đại đa số là "Universités".
Các "Grands Ecoles" được xác định là "đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt cho quốc gia", gồm ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa, ĐH Thương mại, ĐH Mỏ, ĐH Hành chính Quốc gia....
Tuyển sinh vào các trường này có yêu cầu rất cao: Chỉ những tú tài xuất sắc mới được đăng ký dự thi. Sau hai năm  học dự bị, phải trải qua một cuộc thi tuyển chọn (concours), và chỉ vài phần trăm trúng tuyển. Như vậy họ tuyển chọn những tú tài xuất sắc nhất trong những tú tài.
ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia t/p Hồ Chí Minh, có (sẽ) làm được như thế không?
Tuy vậy, lâu nay nước Pháp đang đòi xóa bỏ những "Grands Ecoles", với lí do tình hình hiện nay đã khác những năm 40, 50, 60...của thế kỷ 20. Và vì không thể có sự phân biệt giữa các trường ĐH. Vì chất lượng đào tạo của các trường ĐH khác (universites) không thua kém.
Ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Trân về "ĐH và ĐH Quốc gia" trong "Dự thảo Luật GD ĐH", có lẽ cũng muốn hướng tới sự bình đẳng giữa các trường ĐH, đặt dưới sự quản lí của Nhà nước và sự giám sát của toàn xã hội.
Một trường ĐH dù có to đến đâu, qui mô đào tạo có lớn đến đâu cũng phải đặt dưới sự quản lí trực tiếp của Bộ GD. Quyền tự chủ  càng được mở rộng thì sự giám sát của Bộ chủ quản càng phải chặt chẽ.
ĐH Quốc gia là cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, không thể là cơ quan quản lí Nhà nước. Và như vậy, nên chăng cần xem lại cơ chế của ĐH Quốc gia.
Đinh Việt Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.