Nhận nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả kém, sức cạnh tranh thấp, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính, thua lỗ kéo dài
ức
tranh toàn cảnh của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được Bộ Tài chính
khắc họa trong đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế,
tổng công ty lớn. Nợ bằng 1,67% lần vốn chủ sở hữu
Theo
Bộ Tài chính, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty năm
2010 đạt 1.088.290 tỉ đồng, bình quân bằng 1,67% lần vốn chủ sở hữu.
Trong đó có hơn 30 tập đoàn, tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Cá biệt có 7 tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10 lần.
Tính
đến hết tháng 9-2011, dư nợ vay ngân hàng của các DNNN hơn 415.000 tỉ
đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ cho vay của
12 tập đoàn đã lên tới 218.737 tỉ đồng, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam nợ 72.300 tỉ đồng, tiếp theo là Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) nợ 62.000 tỉ đồng.
Đáng
lưu ý là tình hình tài chính tại nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm các
yêu cầu về an toàn và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đổ vỡ khi kinh
doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của DNNN cao gấp 12 lần so với
doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tổng số lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng
công ty tính đến hết năm 2011 là 26.110 tỉ đồng. Đứng đầu danh sách kinh
doanh thua lỗ là EVN, năm 2010 lỗ 12.313 tỉ đồng.
Bộ
Tài chính đề xuất: đối với 44 DNNN hiện đang thua lỗ kéo dài không có
khả năng hồi phục, cần giải thể, phá sản 13 doanh nghiệp. Đối với 31
doanh nghiệp còn lại, thực hiện tái cơ cấu bằng các phương thức thị
trường như mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng một phần vốn tại doanh
nghiệp, tái cơ cấu nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH có 2
thành viên trở lên…2,2 đồng vốn tạo ra 1 đồng doanh thu
Theo
số liệu thống kê, DNNN phải sử dụng 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh
thu (năm 2009) trong khi mức trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam
là 1,5 đồng.
Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài cần 1,3 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu. Hiệu quả kinh
doanh của các DNNN còn nhiều hạn
chế, những doanh nghiệp lãi cao chủ yếu nhờ vào kinh doanh những ngành
nghề có nhiều lợi thế như khai thác tài nguyên khoáng sản hoặc còn độc
quyền.
Nhiều
doanh nghiệp hiệu quả đầu tư thấp, sản phẩm đầu tư có khả năng cạnh
tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều DNNN ở
các doanh nghiệp dệt, may, giấy, đường, dâu tằm tơ… phải sử dụng vốn vay
ngắn hạn với lãi suất cao, trang thiết bị lạc hậu, trình độ năng lực
quản lý hạn chế, dẫn đến kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, mất vốn.
Nhiều
lĩnh vực quan trọng do DNNN giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu của nền kinh tế như thiếu điện, tham gia điều tiết thị trường
chưa hiệu quả… Một số lĩnh vực do DNNN nắm vai trò chủ chốt như: sản
xuất giống, cây trồng, vật nuôi… nhưng hiệu quả kinh doanh thấp khiến
sản phẩm và hàng hóa trong lĩnh vực này bị chi phối bởi hàng hóa nước
ngoài.
Tính
chung tỉ suất lợi nhuận trên vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước năm 2010 chỉ đạt 16,5%, tương đương chi phí vay vốn trung bình của
các ngân hàng trong cùng thời kỳ. Nhưng trong số lợi nhuận đó có đến 80%
tập trung ở một số ít tập đoàn như: Dầu khí Quốc gia, Viễn thông Quân
đội, Than Khoáng sản, Bưu chính Viễn thông, Công nghiệp Cao su; còn đại
bộ phận DNNN khác bị thua lỗ. Theo Phương Anh
NLĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.