Xuất thân từ một tiến sĩ toán học ứng dụng, Karl Kempf đã vận dụng những
kiến thức của mình để tạo nên những đột phá cho ngành đua xe, kỹ xảo
điện ảnh và giờ đây là hãng công nghệ Intel.
Intel
hiện là công ty sản xuất chip điện tử lớn nhất thế giới và họ vẫn đang
tự thiết kế cũng như sản xuất chính các sản phẩm của mình. Các sản phẩm
bán dẫn có giá rất đắt và một vài sản phẩm cần đặt hàng trước 3 năm. Do
vậy, dự đoán sai về nhu cầu của tương lai sẽ phải trả giá rất đắt.
Quá
tự tin và lạc quan có thể tạo nên những cỗ máy hàng trăm triệu USD
nhưng không được sử dụng, hoặc đánh giá thấp tương lai có thể khiến
doanh nghiệp mất đi một khoản không nhỏ trong doanh thu. Nhà toán học
của Intel – Karl Kempf đã nhận ra rằng việc cải tiến các công thức dự
báo sẽ chẳng có tác dụng gì. “Tiên đoán luôn là vấn đề khó nhất trong
toán học” – ông nói.
Kempf
đã bắt đầu lên kế hoạch bù đắp cho các phí tổn có thể xảy ra. Ông tạo
nên một hợp đồng tài chính quyền chọn nhằm mua được một số thiết bị máy
móc nhất định trong một thời điểm xác định trước. Intel sẽ trả trước các
nhà cung cấp một khoản tiền tối ưu theo hợp đồng. Nếu cuối cùng, công
ty không cần đến những máy móc đó, Intel sẽ mất khoản tiền phí quyền
chọn và nhà cung cấp có thể tìm người mua khác. Tuy nhiên, hợp đồng trên
luôn đảm bảo cho Intel có được nguồn thiết bị trong thời điểm cần
thiết.
Hợp
đồng quyền chọn không phải thứ gì mới mẻ - công cụ phái sinh này đã
được sử dụng nhiều trong việc mua bán hàng hoá nguyên liệu – nhưng các
thiết bị chip công nghệ cao lại không phải thị trường dễ tiên đoán, do
đó việc tìm ra mức giá phí hợp cho hợp đồng khá khó khăn. Kempf đã hợp
tác cùng những nhà toán học thân thiết tại đại học Stanford - Mỹ để xây
dựng nên một mô hình thuật toán tính chuyên về các dòng sản phẩm của
Intel.
Mô
hình này có thể mô phỏng 146 mặt hàng của Intel cùng các biến có liên
quan, Bằng việc thay đổi các biến số về mức giá, thời gian giao hàng
cũng như sự chậm trễ có thể xảy ra, thuật toán sẽ cho ra nhận xét và dựa
vào đó Intel cùng các nhà cung cấp sẽ tìm ra mức phí hợp lý cho hợp
đồng quyền chọn. Kempf cho biết kết quả thật khả quan, Intel đã tiết
kiệm xấp xỉ 125 triệu USD từ năm 2008. Hợp đồng quyền chọn cho phép
Intel giảm thiểu tối đa các nghĩa vụ liên quan đồng thời tối đa hoá
nguồn cung cấp thiết bị có sẵn. Đó là thứ giúp Intel vượt trội so với
các đối thủ cùng thị trường.
Đối
với Kempf, việc vận dụng toán học để sử dụng tối ưu nguồn ngân quỹ 12,5
tỷ USD mỗi năm của Intel dành cho máy móc thiết bị chỉ là một trong rất
nhiều trường hợp ông đã áp dụng thành công toán học vào thực tế. Sau
khi có được bằng Ph.D (tiến sĩ) chuyên ngành toán ứng dụng tại đại học Akron, ông đã làm việc cho một dây chuyền robot của Scotland.
Vào
những năm 70, Kempf phối hợp cùng đội đua công thức 1 Ferrari để trở
thành những người tiên phong trong việc sử dụng chip cho xe đua. Các
công thức toán của ông đã đo lường vị trí tương quan giữa bánh xe với
mặt đường, từ đó điều chỉnh nhíp xe lên 60 lần 1 giây, kết quả là vận
động viên đua nhanh hơn rõ rệt.
Kempf
cũng đã từng là tư vấn viên của Pinewood Studios tại Anh khi
Christopher Reeve đến đây và quay bộ phim Superman đầu tiên năm 1978.
Trong thời kỳ khó khăn thiếu thốn của công nghệ, chính Kempf là người
viết nên mô hình đồ hoạ điều chỉnh cảnh Reeve bay trong không gian khi
thực tế anh chỉ treo người trên độ cao 30 feet so với mặt đất.
Kempf
nói rằng các công việc đa dạng anh đã trải qua cho thấy một điều rằng
nắm vững toán học cao cấp có thể giúp nâng cấp bất cứ một sản phẩm hay
chu trình nào. “Dù là đua xe F1, hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh hay nhà máy
của Intel, thực tế trên luôn luôn chính xác.”
Thái Dương
Theo TTVN/Businessweek, Allbusiness
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.