Theo Vietnamnet
Không quản ngại sự khắc nghiệt, phức tạp của khí hậu, địa chất, dẹp
bỏ “nỗi sợ hãi” thiên nhiên, con người đã nạo vét, lấn biển trên diện
tích 4km2 để xây dựng nhà máy nhiệt điện. VietNamNet đã có cuộc trò
chuyện với bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo - chủ
đầu tư dự án nhiệt điện lấn biển này.
PV: Bà có thể cho biết căn nguyên của ý tưởng lấn biển làm nhà máy nhiệt điện?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Khó khăn muôn thủa trong thực hiện dự án là việc giải phóng mặt bằng. Bởi vậy, Tân Tạo đã linh hoạt chuyển sang phương án di dời quy hoạch nhà máy điện ra khu lấn biển.
Mặt khác, trước đây, dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương đã được nhà đầu tư tên tuổi của nước ngoài vào nghiên cứu trong thời gian 7 năm, và cuối cùng đã phải bỏ cuộc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã thuê những chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới cùng nhiều tư vấn trong nước. Sau gần 2 năm nghiên cứu các chuyên gia đã tìm ra giải pháp xây dựng cảng biển nước sâu trên đảo Nam Du nằm trong vịnh Kiên Giang, cách bờ biển An Biên (Kiên Giang) 54 km để dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương trở thành khả thi.
Ngày 12/1/2009, bằng Kết quả thẩm định số 0318/BCT-NL, Bộ Công Thương đã chính thức phê chuẩn bản thiết kế cơ sở hoàn chỉnh của nhà máy giai đoạn 1 do chủ đầu tư báo cáo. Ngày 23/7/2009, UBND tỉnh Kiên Giang chính thức cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCN số 56121000615) Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1.
PV: Việc chở đá lấp biển gặp những khó khăn gì và Tập đoàn Tân Tạo khắc phục điều này như thế nào?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Suốt gần 3 năm (2007-2010), tập đoàn Tân Tạo đã làm việc với các tư vấn hàng đầu thế giới để đảm bảo nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ được môi trường.
Chúng tôi phải nạo vét, san lấp khoảng 48 triệu m3 đất đá, nâng cao độ khu vực lấn biển từ -3 đến -14m lên +3,27m. Vật liệu san lấp cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: hạt cát phải đảm bảo dường kính 1.2mm trở lên.
Mặc dù rất tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để tìm nguồn nguyên liệu san lấp tại chỗ nhưng theo văn bản trả lời chính thức của UBND tỉnh Kiên Giang thì các mỏ nguyên liệu mà ITACO đề nghị khai thác hoặc đã giao cho nhà đầu tư khác (như Hòn Heo, Trà Đuốc…), hoặc thuộc khu vực cấm, phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng (núi Vĩnh, núi Mây, Mũi Cọp), do đó hiện trên địa bàn huyện Kiên Lương gần như không còn nguồn nguyên liệu.
Tuy vậy, đến nay Dự án đã nạo vét được 5,5 triệu m3 bùn, thực hiện san lấp được trên 88ha của dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 (chiếm 70% khối lượng san lấp).
Ngoài ra, hàng trăm ngàn cừ lá sen có chiều rộng 1m và dài từ 28-44m, nặng 15-25 tấn, được sản xuất theo công nghệ độc quyền của hãng Misubishi (Nhật Bản) đã được chuyên chở và thi công để tạo nên một hệ thống đê bao cho toàn bộ vùng dự án. Đến giữa tháng 9/2010, nhà thầu đóng cọc đã thi công được 6,5km/8km cừ vây đê bao chắn sóng.
PV: Tại sao chưa có lệnh khởi công mà Tập đoàn Tân Tạo đã chi phí gần 2.000 tỷ đồng cho các công việc ở dự án Nhiệt điện Kiên Lương?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án chỉ chính thức khởi công khi hoàn tất các thủ tục GGU và PPA. Nhưng nếu chờ đến khi các thủ tục này hoàn tất thì sẽ mất rất nhiều thời gian cho các phần việc vốn rất quan trọng trong dự án như giải phóng mặt bằng, nạo vét, san lấp biển để có mặt bằng thi công… Muốn đảm bảo nhà máy phát điện vào năm 2014 theo đúng tiến độ do Chính phủ đề ra, chúng tôi phải hoàn thành toàn bộ mặt bằng nhà máy chậm nhất vào tháng 12/2010.
Đó chính là lý do trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều người đã hỏi tôi rằng tại sao khi chưa có lệnh khởi công chính thức mà từ tháng 9/2009 đến nay chúng tôi đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để nạo vét, san lấp biển lấy mặt bằng xây dựng nhà máy. Chúng tôi đang dồn hết tâm sức cho dự án nhiệt điện Kiên Lương với một quyết tâm: thực hiện thành công dự án đúng hạn theo như lời hứa với Chính phủ, bổ sung thêm nguồn năng lượng đang thiếu hụt trầm trọng của Việt Nam.
PV: Bà có thể cho biết thời điểm cụ thể khởi công nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án chỉ có thể khởi công khi hoàn tất 3 công việc lớn là mặt bằng, các thủ tục GGU và PPA. Chúng tôi sẽ cố gắng quyết tâm đến tháng 12/2010 sẽ hoàn thành việc san lấp mặt bằng. Về bảo lãnh Chính Phủ GGU: Chúng tôi đã cùng Bộ Công Thương , Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ KHĐT, Ngân hàng nhà nước và EVN đàm phán qua rất nhiều vòng.
Đến nay tất cả các Bộ ngành đều đã thống nhất và tháng 7/2010 đã trình lên Thủ Tướng các điều khoản của GGU cho dự án điện Kiên Lương xin được áp dụng như GGU mà Chính Phủ đã cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài của dự án điện Phú Mỹ 3 và Mông Dương. Công ty CP Năng lượng Tân Tạo cũng cùng với Công ty mua bán điện với sự chỉ đạo và hỗ trợ của EVN khẩn trương đàm phán giá điện.
Tôi tin tưởng rằng đến năm 2013-2014 Kiên Lương 1 sẽ chính thức phát điện trên lưới điện quốc gia.
PV: Có ý kiến cho rắng Tập đoàn Tân Tạo đang gặp khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính cho dự án Nhiệt điện Kiên Lương. Vậy vấn đề thực chất là gì thưa bà?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án Điện Kiên Lương nằm trong Tổng sơ đồ 6 đã được Quốc Hội thông qua, và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bảo lãnh tín dụng. Chúng tôi hiện đang tích cực cùng hơn 15 đơn vị tư vấn tên tuổi trong và ngoài nước làm việc với các ngân hàng lớn của các tổ chức tín dụng quốc tế và Tổng công ty bảo hiểm Sinosure (Trung Quốc) về việc vay vốn cho dự án.
Tập đoàn Tân Tạo cũng đã nhận được những ý kiến phản hồi cam kết tích cực từ các ngân hàng; đặc biệt, Sinosure đã có Văn bản ngày 24/8/2010 đồng ý nguyên tắc cung cấp bảo hiểm vốn vay cho dự án. Việc xem xét cho vay chính thức chỉ được thực hiện khi có GGU và Hợp đồng PPA với EVN.
Chúng tôi đang đợi phê duyệt của Chính phủ về các nội dung bảo lãnh và cam kết đã được Bộ Công Thương trình ngày 9/7/2010, tại Tờ trình số 6829/TTr-BCT, và Văn bản giải trình bổ sung số 8343/BCT-NL ngày 18/8/2010 sau khi đã được các bộ, ngành liên quan thống nhất.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Khó khăn muôn thủa trong thực hiện dự án là việc giải phóng mặt bằng. Bởi vậy, Tân Tạo đã linh hoạt chuyển sang phương án di dời quy hoạch nhà máy điện ra khu lấn biển.
Mặt khác, trước đây, dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương đã được nhà đầu tư tên tuổi của nước ngoài vào nghiên cứu trong thời gian 7 năm, và cuối cùng đã phải bỏ cuộc. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã thuê những chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới cùng nhiều tư vấn trong nước. Sau gần 2 năm nghiên cứu các chuyên gia đã tìm ra giải pháp xây dựng cảng biển nước sâu trên đảo Nam Du nằm trong vịnh Kiên Giang, cách bờ biển An Biên (Kiên Giang) 54 km để dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương trở thành khả thi.
Ngày 12/1/2009, bằng Kết quả thẩm định số 0318/BCT-NL, Bộ Công Thương đã chính thức phê chuẩn bản thiết kế cơ sở hoàn chỉnh của nhà máy giai đoạn 1 do chủ đầu tư báo cáo. Ngày 23/7/2009, UBND tỉnh Kiên Giang chính thức cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCN số 56121000615) Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1.
PV: Việc chở đá lấp biển gặp những khó khăn gì và Tập đoàn Tân Tạo khắc phục điều này như thế nào?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Suốt gần 3 năm (2007-2010), tập đoàn Tân Tạo đã làm việc với các tư vấn hàng đầu thế giới để đảm bảo nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến, bảo vệ được môi trường.
Chúng tôi phải nạo vét, san lấp khoảng 48 triệu m3 đất đá, nâng cao độ khu vực lấn biển từ -3 đến -14m lên +3,27m. Vật liệu san lấp cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: hạt cát phải đảm bảo dường kính 1.2mm trở lên.
Mặc dù rất tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để tìm nguồn nguyên liệu san lấp tại chỗ nhưng theo văn bản trả lời chính thức của UBND tỉnh Kiên Giang thì các mỏ nguyên liệu mà ITACO đề nghị khai thác hoặc đã giao cho nhà đầu tư khác (như Hòn Heo, Trà Đuốc…), hoặc thuộc khu vực cấm, phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng (núi Vĩnh, núi Mây, Mũi Cọp), do đó hiện trên địa bàn huyện Kiên Lương gần như không còn nguồn nguyên liệu.
Tuy vậy, đến nay Dự án đã nạo vét được 5,5 triệu m3 bùn, thực hiện san lấp được trên 88ha của dự án Nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương 1 (chiếm 70% khối lượng san lấp).
Ngoài ra, hàng trăm ngàn cừ lá sen có chiều rộng 1m và dài từ 28-44m, nặng 15-25 tấn, được sản xuất theo công nghệ độc quyền của hãng Misubishi (Nhật Bản) đã được chuyên chở và thi công để tạo nên một hệ thống đê bao cho toàn bộ vùng dự án. Đến giữa tháng 9/2010, nhà thầu đóng cọc đã thi công được 6,5km/8km cừ vây đê bao chắn sóng.
PV: Tại sao chưa có lệnh khởi công mà Tập đoàn Tân Tạo đã chi phí gần 2.000 tỷ đồng cho các công việc ở dự án Nhiệt điện Kiên Lương?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án chỉ chính thức khởi công khi hoàn tất các thủ tục GGU và PPA. Nhưng nếu chờ đến khi các thủ tục này hoàn tất thì sẽ mất rất nhiều thời gian cho các phần việc vốn rất quan trọng trong dự án như giải phóng mặt bằng, nạo vét, san lấp biển để có mặt bằng thi công… Muốn đảm bảo nhà máy phát điện vào năm 2014 theo đúng tiến độ do Chính phủ đề ra, chúng tôi phải hoàn thành toàn bộ mặt bằng nhà máy chậm nhất vào tháng 12/2010.
Đó chính là lý do trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều người đã hỏi tôi rằng tại sao khi chưa có lệnh khởi công chính thức mà từ tháng 9/2009 đến nay chúng tôi đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng để nạo vét, san lấp biển lấy mặt bằng xây dựng nhà máy. Chúng tôi đang dồn hết tâm sức cho dự án nhiệt điện Kiên Lương với một quyết tâm: thực hiện thành công dự án đúng hạn theo như lời hứa với Chính phủ, bổ sung thêm nguồn năng lượng đang thiếu hụt trầm trọng của Việt Nam.
PV: Bà có thể cho biết thời điểm cụ thể khởi công nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án chỉ có thể khởi công khi hoàn tất 3 công việc lớn là mặt bằng, các thủ tục GGU và PPA. Chúng tôi sẽ cố gắng quyết tâm đến tháng 12/2010 sẽ hoàn thành việc san lấp mặt bằng. Về bảo lãnh Chính Phủ GGU: Chúng tôi đã cùng Bộ Công Thương , Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ KHĐT, Ngân hàng nhà nước và EVN đàm phán qua rất nhiều vòng.
Đến nay tất cả các Bộ ngành đều đã thống nhất và tháng 7/2010 đã trình lên Thủ Tướng các điều khoản của GGU cho dự án điện Kiên Lương xin được áp dụng như GGU mà Chính Phủ đã cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài của dự án điện Phú Mỹ 3 và Mông Dương. Công ty CP Năng lượng Tân Tạo cũng cùng với Công ty mua bán điện với sự chỉ đạo và hỗ trợ của EVN khẩn trương đàm phán giá điện.
Tôi tin tưởng rằng đến năm 2013-2014 Kiên Lương 1 sẽ chính thức phát điện trên lưới điện quốc gia.
PV: Có ý kiến cho rắng Tập đoàn Tân Tạo đang gặp khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính cho dự án Nhiệt điện Kiên Lương. Vậy vấn đề thực chất là gì thưa bà?
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Dự án Điện Kiên Lương nằm trong Tổng sơ đồ 6 đã được Quốc Hội thông qua, và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bảo lãnh tín dụng. Chúng tôi hiện đang tích cực cùng hơn 15 đơn vị tư vấn tên tuổi trong và ngoài nước làm việc với các ngân hàng lớn của các tổ chức tín dụng quốc tế và Tổng công ty bảo hiểm Sinosure (Trung Quốc) về việc vay vốn cho dự án.
Tập đoàn Tân Tạo cũng đã nhận được những ý kiến phản hồi cam kết tích cực từ các ngân hàng; đặc biệt, Sinosure đã có Văn bản ngày 24/8/2010 đồng ý nguyên tắc cung cấp bảo hiểm vốn vay cho dự án. Việc xem xét cho vay chính thức chỉ được thực hiện khi có GGU và Hợp đồng PPA với EVN.
Chúng tôi đang đợi phê duyệt của Chính phủ về các nội dung bảo lãnh và cam kết đã được Bộ Công Thương trình ngày 9/7/2010, tại Tờ trình số 6829/TTr-BCT, và Văn bản giải trình bổ sung số 8343/BCT-NL ngày 18/8/2010 sau khi đã được các bộ, ngành liên quan thống nhất.
- Huyền My/ VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.