Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Quan điểm đưa ra trong Nghị Quyết TW Đảng là chủ trương tái cấu
trúc Ngân hàng và sáp nhập những ngân hàng nhỏ dựa trên đề xuất của ngân
hàng Nhà nước (NHNN). Việc NHNN có quan điểm là nhỏ thì không nên tồn tại, và cứ nhỏ là
yếu- chưa phải là quan điểm đúng đắn. đối với mục tiêu: Đẩy thị trường Tài chánh - Tiền tệ phát triển theo chuẩn mực Quốc tế.
Ở các nước phát triển năm nào cũng có ngân hàng nhỏ đóng cửa, và cũng chẳng ảnh hưởng đến nền kinh tế, vậy mà vào tháng 9/2008 LEMAN BROTHER là NH rất lớn ở Hoa Kỳ sụp đỗ đã kéo theo cả cuộc khủng hoảng Tài chính ở Hoa Kỳ và Thế giới..., ở Việt Nam cũng thế, một Tập đoàn lớn lao đao là cả nền kinh tế lao đao, như vậy mục tiêu đưa ra: Cần phải tái cơ cấu và sáp nhập những ngân hàng yếu kém và XẤU. Thủ Tướng trong báo cáo gửi Quốc hội đã phát hiện ra sơ xuất này và đã khẳng định trong báo cáo là sẽ thực hiện tái cấu trúc vá sáp nhập những Ngân hàng yếu kém và xấu... Đây là điều đúng đắn cần được triển khai thực hiện triệt để.
Ở các nước phát triển năm nào cũng có ngân hàng nhỏ đóng cửa, và cũng chẳng ảnh hưởng đến nền kinh tế, vậy mà vào tháng 9/2008 LEMAN BROTHER là NH rất lớn ở Hoa Kỳ sụp đỗ đã kéo theo cả cuộc khủng hoảng Tài chính ở Hoa Kỳ và Thế giới..., ở Việt Nam cũng thế, một Tập đoàn lớn lao đao là cả nền kinh tế lao đao, như vậy mục tiêu đưa ra: Cần phải tái cơ cấu và sáp nhập những ngân hàng yếu kém và XẤU. Thủ Tướng trong báo cáo gửi Quốc hội đã phát hiện ra sơ xuất này và đã khẳng định trong báo cáo là sẽ thực hiện tái cấu trúc vá sáp nhập những Ngân hàng yếu kém và xấu... Đây là điều đúng đắn cần được triển khai thực hiện triệt để.
Bất cập trong Đánh giá ngân
hàng xấu của NHNN:
Song Ngân hàng Nhà nước vẫn bám vào quan điểm
cứ nhỏ là xấu nên đã và đang tìm mọi cách để buộc Các NH nhỏ sáp nhập nhằm chứng minh
cho Quan điểm của mình đưa ra. Để thực hiện mục tiêu của mình NHNN đã làm:
·
NHNN từ đầu tháng 10/ 2011 đã tìm cách hút tiền
về, đồng thời ngưng thị trường 2 - là thị trường liên ngân hàng - tức là các NH
cho vay lẫn nhau mà không cần thế chấp, để cân đối tổng lượng tiền và tổng cho
vay nhằm đạt hiệu qủa cao nhất trong hoạt động ngân hàng. Huy động từ dân cư và
tổ chức gửi tiền là thị trường 1 và thị trường 2 là cho vay liên ngân hàng
- đây là một hoạt động bình thường của
các hệ thống ngân hàng trên Khắp thế giới.
·
Việc NHNN vừa cố ý hút tiền về, vừa ngăn cản thị
trường 2 rõ rằng đã tạo tâm lý hoang mang trong người dân và phản ứng Domino là
Các Ngân hàng nhỏ sẽ bị khách hàng rút tiền và mất thanh khoản, khi đó NHNN sẽ
bơm tái cấp vốn và thực hiện tái cơ cấu các NH này để đạt mục tiêu đề ra. Như
vậy việc mất thanh khoản của một số ngân hàng hiện nay do chính sự cố ý tạo ra. Song Thực tế hiện nay
thực tế diễn ra chưa theo tính toán cố ý đó dù cho Ngân hàng NN xiết
chặt tín dụng, hút tiền về, cấm không cho thị trường 2 Liên Ngân hàng... Song chính các NH nhỏ lại không bị mất thanh
khỏan mà các NH tầm trung lại mất thanh khoản nặng, đã có gần 10 NH loại
trung mất thanh khoản từ rất sớm như NHTMCP Phương Nam, Đệ nhất, Sài gòn.... và NHNN phải tái cấp vốn lên đến hơn 70.000tỷ. Các NH tầm
trung với vốn điều lệ khoảng 3-10.000tỷ
thì họ được phép huy động ngoài xã hội khoảng 50.000 – 100.000 tỷ, trong trường
hợp mất 10% tương đương mất khoảng 5.000 – 10.000 tỷ thì không thể xoay sở được
mà phải cầu cứu NH Nhà nước bơm vốn – gọi là tái cấp vốn như thực tế đã xảy ra
: NH nhà Hà Nội HBB, NH Phương Nam, Bắc A', Đại Tín, Dầu khí Toàn Cầu và 3 NH
vừa sáp nhập là NH Saigon, NH Đệ Nhất và Ngân
hàng Tín Nghĩa. Một thực tế 3 NH
Saigon, NH Đệ Nhất và Ngân hàng Tín Nghĩa đã phải nhận tái cấp vốn 20.000 tỷ vì ngay khi vừa có tin chuẩn bị sáp nhập, dù có NHNN và BIDV đứng
ra bảo trợ, song đã bị người dân rút tiền ồ ạt và NH NN vẫn phải
tiếp tục thông qua BIDV tiếp tục bơm vào…. Vì vậy, đến nay 3 ngân hàng sáp nhập
này đã trở thành NH Quốc doanh do vốn Nhà nước nhiều hơn vốn cổ đông rất nhiều,
đặc biệt SCB-NH TM CP Sài Gòn nợ xấu vượt cả vốn điều lệ, nên coi như bị NHNN
trừ hết vốn, song tình trạng của NH sáp nậhp này vẫn chưa biết đi về đâu...
Để tiếp tục thực hiện được mục tiêu của mình, NHNN đã đưa ra một số chiêu thức để làm cho các NH nhỏ buộc phải sáp nhập: Trước tiên, NH nhà nước đã lập ra danh
sách 08 NH nhỏ buộc phải sáp nhập là
những NH có tổng dư nợ cho vay dưới 10.000tỷ. NH là lĩnh vực vô cùng nhạy
cảm, việc lập danh sách của NH Nhà nước, sau đó lại được cố ý rò rĩ ra ngoài
làm cho khách hàng rút tiền và không còn khách hàng gởi tiền vào nữa.
Không những thế, Một số CB của NHNN móc nối với một nhóm lợi ích lên kế
hoạch để thôn tính ngành tài chánh tiền tệ và nền kinh tế. Do vậy đã sử
dụng báo chí, tung tin trên mạng internet và ngay trong hệ thống liên NH cũng
dung hình thức rỉ tai: Đừng cho NH này vay, NHNN đã đưa vào tầm ngắm …với
mục đích rất rõ ràng: Làm cho các Ngân hàng này mất thanh khoản nhanh hơn,
từ đó buộc phải cầu cứu NHNN tái cấp vốn và buộc phải sáp nhập. Như vậy NHNN
đang làm cho các NH nhỏ đang hoạt động bình thường và hoàn toàn chưa hề bị
mất thanh khoản dù rất khó khăn song (vẫn
chưa phải đến mức cầu cứu NHNN rót vốn ) sẽ phải chết nhanh hơn. Một
nghịch lý: Dư nợ ít trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay cần được
biểu giương thì lại bị xếp vào là NH Nhỏ để buộc bị sáp nhập.
Còn lại những NH nhỏ khác không thể biết đường đi nước bước để chạy Maraton nên bị thanh tra làm cho khốn đốn điêu đứng và cái chết được báo trước do chính NHNN tạo ra để cố tình minh chứng cho lý luận sai lầm
của mình. Việc NHNN tạo ra sự nguy cấp cho các ngân hàng nhỏ này rồi buộc họ trong cơn nguy cấp đương nhiên
sẽ phải đồng ý ‘sáp nhập tự nguyện’
thì NHNN nghiễm nhiên trở thành người có công, người hùng: Đã giúp các NH
nhỏ sáp nhập tự nguyện!
Thực tế suốt 01 năm
qua, tuy vô vàn khó khăn do sự cố ý tạo ra từ NHNN, nhưng vì bản chất các NH nhỏ
có tổng dư nợ cho vay nhỏ lại không phải là ngân hàng yếu, nên phần lớn các NH nhỏ không bị mất
thanh khoản, điều này đã làm cho một số người cực đoan ở NHNN cay cú, và cố ý dùng
nhiều biện pháp để ép buộc sáp nhập...ví dụ tung tin lên báo chí, để khách hàng
lo ngại mà rút tiền, bao vây kinh tế bằng việc điều tiết không cho các ngân hàng
khác liên NH, ra sức tổ chức các đợt thanh kiểm tra liên tục và tuyên bố thẳng
chỉ ngừng cho đến khi nào chịu sáp nhập... Đây là việc làm sai trái, trái pháp
luật và có mưu đồ phục vụ cho một hình thái tội phạm mới để cướp Ngân hàng
và cướp doanh nghiệp .
Tuy
vậy đến nay các ngân hàng nhỏ vẫn chưa mất thanh khoản vì sao:
- Cần khẳng định ở Việt Nam không có NH nhỏ vì chính NHNN đã ép buộc các NH TMCP đến 31/12/2010 phải tăng vốn lên tối thiểu là 3.000tỷ tương đướng 150 triệu USD. Như vậy định nghĩa theo chuẩn Quốc tế thì tất cả NH của Việt Nam đều là NH trung và lớn cả, ngay ở Châu Âu và Hoa Kỳ với số vốn này cũng không ai gọi là nhỏ cả.
- Các NH này do có số dư nợ thấp, lý do:
·
Những năm vừa qua kinh tế khó khăn, bản thân các
ngân hàng này nhận thức rõ: càng cho vay nhiều càng nguy hiểm nhiều, và nợ xấu
cao mà thôi, nên các NH loại này đã rất cẩn thận kiểm soát dư nợ cho vay, xét về
các tiêu chí của NH theo đúng chuẩn thì họ có các chỉ số rất tốt hơn nhiều các
ông lớn. THực tế hiện nay chứng minh: 01NH nhỏ (Theo tiêu chí của NHNN) có vốn
điều lệ 3.000tỷ, tổng cho vay khoảng 8.500tỷ, tổng huy động 9.000tỷ, như vậy là
họ vẫn thừa nguồn, nhưng vì giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% nên họ cũng không
thể tăng hơn được nữa.
·
Bình quân 01 ngân hàng có vốn điều lệ 3000 tỷ hiện
nay có khoảng 60 - 80 chi nhánh và phòng giao dịch. Để làm được đều này, các NH
này đã phải mất bao nhiêu năm và bao công sức để đầu tư tạo dựng được như vậy
và phải cố gắng gồng mình chịu đựng và tham gia vào giúp chuẩn bị cho kinh tế
hồi phục, đến nay bị NHNN xếp là NH nhỏ buộc
phải sáp nhập là không bình đẳng, không công bằng và vi phạm pháp luật.
- Tỷ lệ nợ xấu tính theo Thông báo toàn ngành NH là 3%/Tổng dư nợ, nếu căn cứ theo tỷ lệ này thì các NH nhỏ này sẽ phải có nợ xấu lên tới 250 tỷ đồng, song thực tế bình quân dư nợ xấu của các NH nhỏ khoảng 80-100 tỷ/VĐL 3000 tỷ cho thấy chỉ bằng khoảng 2-2.5% vốn điều lệ, còn thấp hơn rất nhiều nợ xấu bình quân toàn ngành.
- Hiện nay NH Thương mại Quốc doanh hoặc NH nhà nước nắm chi phối cổ phần đang chiếm trên 60% thị phần và theo công bố của NHNN dư nợ xấu bình quân toàn ngành 3% thì hầu như các ngân hàng Quốc doanh này đã mất ½ - 2/3 Vốn điều lệ. Bản thân ông Thống đốc NHNN cũng trả lời 10 NH nhỏ trong danh sách tái cấu trúc cũng chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần, vậy thì trong tình huống xấu nhất xảy ra thì những NH nhỏ này cũng không hề làm ảnh hưởng đến nền tài chánh, tiền tệ của Việt Nam như ông Thống đốc đã khẳng định.
- Thời gian gần đây hàng loạt vụ đổ bể lừa đảo tín dụng, những vụ bê bối lớn, hầu hết đều từ các NH thương mại Quốc doanh (NHTM QD) lớn. Do vậy cần phải nhận thức rõ: Chính các NHTM QD mới chính là các Ngân hàng cần
phải được thanh tra, kiểm tra, cần phải tái cấu trúc cho lành mạnh và cần
phải được giám sát đặc biệt vì đã qúa xấu: Theo chuẩn Quốc tế thì ở VN Chính Phủ cho phép nợ xấu là 10%/Vốn
điều lệ thì các NH này đã phải giám sát đặc biệt từ lâu rồi và dư nợ của mỗi ngân hàng đã gấp từ 5-10 lần Vinashin hay Vinalines. Nếu Ban chống tham nhũng 'xông' vào đây thì mới thấy Vinashin, Vinalines, hay Sông Đà chưa phải là cái gì ghế gớm lắm!!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.