Ở bất kỳ Quốc gia nào Các loại
hình tội phạm trong từng thời kỳ đều phản ánh sự bất cập trong các chính sách
vĩ mô, trong cơ chế và sự chưa hoàn thiện của luật pháp... Do vậy việc tìm ra
nguyên nhân đích thực thì mới có thể đưa ra được giải pháp hữu hiệu được.
Trong báo cáo của Chính Phủ về Công tác Vi phạm
pháp luật & tội phạm năm 2011 va2 Quy1 1/2012 cho thấy: Hàng loạt vụ án đổ vỡ lừa đảo tín dụng,
các vụ án liên quan đến NH, các DN phá sản đóng cửa, sa thải công nhân từ Bắc
vào Nam...Điều này đã phản ánh một cách khách quan sự bất ổn lớn trong chính
sách tín dụng, tiền tệ của NH. Đây chính là hệ quả của việc xiết chặt tín dụng
một cách có chủ ý từ phía Ngân hàng Nhà nước. Tại sao chỉ tiêu tăng trưởng tín
dụng cả năm được xác định trong khoảng 15-17% để đảm bảo cho việc tăng trưởng
GDP đạt 6% như Nghị Quyết của Quốc Hội lại không được thực thi. Việc tăng trưởng
tín dụng -3.5% cho Quý 1/2012 và cộng dồn 5 tháng thì vẫn là -1%. Điều này có
nghĩa thay vì phải đảm bảo tăng trưởng khoảng 7% cho 05 tháng đầu năm thì NHNN
đã hút về 350.000 tỷ... Hậu quả: Theo Bộ Kế hoạch đầu tư thì đến nay khoảng gần
200.000 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động công bố chính thứ hoặc không kèn,
không trống.... Kịch bản này na ná như thời kỳ hỗn loạn và sụp đổ của Liên bang
Xô Viết. Vậy ai được lợi từ điều này ngoài nhóm lợi ích – Tội phạm mới trong
lĩnh vực ngân hàng? Còn người dân thì thấp nghiệp, đói nghèo ... và tất yếu phải
dẫn đến thực trạng tội phạm gia tăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.