Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Mô hình tăng trưởng nào là phù hợp cho Việt Nam?


Ai cũng thấy việc tái cấu trúc nền kinh tế là cần thiết sau hàng loạt đổ bể, suy thoái... Nhưng Đề án của Chính Phủ còn rất nhiều điều cần suy nghĩ. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đưa ra vài ý kiến góp ý về Mô hình tăng trưởng. Theo tôi, Chính Phủ cần xem lại mô hình tăng trưởng. Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp lạc hậu với dân số trong khu vực nông nghiệp chiếm tới 70%. Suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng đều xác định: Hiện đại hóa và Công nghiệp hóa l2 nhiệm vụ trọng tâm..., song kết quả đạt được vô cùng khiêm tốn. 
Đất nước ta thực chất không phải là đất nước sản xuất sắt thép và cũng chẳng phải đất nước của nền cơ khí chính xác. Vậy mà đặt ưu tiên vào Công nghiệp đóng tàu và vận tải thì liệu đã là bước đi đúng đắn?
Theo cá nhân tôi: Chỉ có chú trọng vào việc nâng tỷ trọng tăng trưởng khu vực Nông nghiệp trong cơ cấu tăng trưởng chung GDP bằng cách tập trung vào Nông nghiệp chất lượng cao và Kỹ thuật cao mới có thể thay đổi căn cơ được nền kinh tế và làm người dân bớt nghèo khó và có thể làm giàu được. Khi nền kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định sẽ chuyển sang tập trung tăng trưởng vào nông nghiệp công nghệ cao. Lý do:
Thứ nhất,  Sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị gia tăng nội địa rất cao, chiếm 80 - 90% giá trị hàng hóa là từ trong nước, khác hẳn với sản xuất dệt may, điện tử... chúng ta phải nhập khẩu đến 80% giá trị hàng hóa. Do vậy, mặc dù nhập khẩ hàng năm tăng mạnh, song chuỗi giá trị gia tăng rất nhỏ bé - Đó là thực trạng của xuất- nhập khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, Sản xuất Nông nghiệp chất lượng cao (SXNNCLC) và Sản xuất Nông nghiệp Kỹ thuật cao (SXNNKTC) là việc tập trung ứng dụng những tiêu chuẩn, phương pháp sản xuất mới, tiên tiến đã được thế giới kiểm chứng và sẵn sàng cho việc áp dụng đại trà. Làm điều này sẽ không đòi hỏi vốn lớn và đặc biệt trình độ nguồn nhân lực hiện tại có thể đáp ứng ngay được. Nếu xác định tập trung vào SXNN công nghệ cao ngay từ bây giờ không cho phép chúng ta về nguồn vốn và đặc biệt: Việt Nam không có được đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư ứng dụng giỏi và lực lượng công nhân lành nghề. Để phát triển được SXNN công nghệ cao buộc chúng ta phải có thời gian để đào tạo nguồn nhân lực bác học để tham gia vào quy trình cho ra các sản phẩm công nghệ cao.
Ví dụ: Sản xuất gạo sạch theo tiêu chuẩn Global GAP ngay lập tức sẽ làm tăng năng suất và tăng dinh dưỡng do không bị các độc tố phá hủy. Cụ thể Đại học Tân Tạo cùng với giáo sư Võ Tòng Xuân đã triển khai thí điểm 10 ha đầu tiên tại một vùng phèn mặn, năng suất thấp, hầu như chưa khi nào đạt được 5 tấn/ha/vụ, vậy mà vụ đông xuân đầu tiên áp dụng Global GAP đã cho năng suất từ 7 - 8 tấn/ha và giúp người nông dân tăng lợi nhuận bình quân 20 triệu đồng/ha/vụ trước đây thành 30 - 40 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh đó giá trị dinh dưỡng được Vinacontrol phân tích có nhiều chỉ tiêu tăng cao gấp 10 lần gạo SX theo quy trình thông thường. Ngược lại muốn cho ra được 01 con bò sữa hàng ngày sản xuất cả triệu lít sữa và con bò trị giá triệu đô la đòi hỏi phải có đội ngũ nhà khoa học giỏi về lĩnh vực công nghệ sinh học và đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu áp dụng, song chưa chắc chắn đã thành công...
Thứ ba, An ninh lương thực đang là vấn đề đau đầu của thế giới, hiện nay đang có 1 triệu người bị đói do không đ3 lương thực, FAO đã dự đoán đến 2020 giá lương thực thế giới có thể tăng gấp 2 lần hiện nay. Các nước Asean đang xuất khẩu gạo chiếm 57% tổng sản lượng gạo xuất khẩu trên thế giới vào năm 2009 (Theo số liệu của FAO), riêng Việt Nam và Thái Lan là hai nước hàng đầu về xuất khẩu gạo. Trân các diễn đàn Quốc tế khi nói về an ninh lương thực thì vai trò của ASEAN nói chúng và  Việt Nam nói riêng ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của thế giới vì đây chính là mặt mạnh của chúng ta. 
Vậy tại sao không coi đây là một trọng tâm để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế mà vẫn cứ thả mồi bắt bóng với khẩu hiệ 'Công nghiệp htớia, hiện đại hóa' chung chung???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.