VNExpress: Số liệu của Bộ Tài chính đến tháng 9 năm ngoái cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng trên 415.000 tỷ đồng, hơn một nửa trong đó là tiền vay của các tập đoàn, tổng công ty.
> Nhà tài trợ quốc tế lo ngại về các tập đoàn Việt Nam
Những số liệu này được thể hiện khá chi tiết trong đề
án Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà Bộ Tài vừa trình Chính phủ, cho
thấy thực trạng đáng lo ngại về tài chính của các tập đoàn, tổng công
ty. Không ít đơn vị rất yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài
chính, thua lỗ kéo dài.
Doanh nghiệp Nhà nước nặng nợ và kinh doanh kém xa khu vực tư. Ảnh: Bloomberg |
Tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của doanh
nghiệp Nhà nước lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng
dự nợ tín dụng tại các ngân hàng. Trong đó, nợ vay của 12 tập đoàn kinh
tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc
về những “tên tuổi” như Tập đoàn Dầu khí (PVN - 72.300 tỷ), Điện lực
(EVN - 62.800 tỷ đồng), Than & khoáng sản (Vinacomin - 19.600 tỷ
đồng)…
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết 30 trên tổng số
85 tập đoàn, tổng công ty nêu trên đang có tỷ lệ nợ cao hơn 3 lần vốn
chủ sở hữu. Cá biệt, có 7 trường hợp đang có hệ số nợ cao hơn 10 lần,
bao gồm Tổng công ty Xây dựng công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng Công
trình giao thông 1, 5 và 8, Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Thành An,
Tổng công ty Phát triển đường cao tốc.
Tình trạng nợ nần của các các tập đoàn, tổng công ty
Nhà nước đã kéo dài nhiều năm nay. Năm 2006, báo cáo của Bộ Tài chính
cũng cho thấy tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tông công ty (bao gồm
cả vay ngân hàng và các nguồn vốn khác) đạt gần 420.000 tỷ đồng, bằng
1,32 lần vốn chủ sở hữu. Con số này tiếp tục tăng mạnh trong những năm
sau đó và đạt hơn 1.044.000 tỷ đồng, gấp 1,65 lần vốn vào năm 2010.
Lúc đó, ngoại trừ Vinashin (chưa có số liệu cụ thể) và
Bảo Việt (đã cổ phần hóa), có 3 trên tổng số 12 tập đoàn có nợ vượt quá
3 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm Tập đoàn Công nghiệp xây dựng (Sông Đà -
8,85 lần), Phát triển nhà và đô thị (HUD - 6,36 lần) và EVN (4,26 lần).
Trong khi nợ nần chồng chất, kết quả sản xuất kinh
doanh của các tập đoàn, tổng công ty cũng khá bi quan. Cũng theo số liệu
của Bộ Tài chính, mức lỗ bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước cao
gấp 12 lần khu vực ngoài quốc doanh, tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn,
tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng. Một số đơn vị lỗ lớn
như EVN (2010 là 12.313 tỷ đồng), Vinashin (2009 là 5.000 tỷ), Tổng công
ty Bưu chính (2009 là 1.026 tỷ)…
Tình trạng bi bét của các tập đoàn, tổng công ty cũng
từng được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cảnh báo. Tại báo cáo kết quả thí
điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước cuối năm 2011, Thứ trưởng Đặng
Huy Đông cho rằng việc sử dụng vốn kém hiệu quả đã khiến những chỉ báo
tài chính như lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay tổng tài sản (ROA) của
các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thấp hơn nhiều so với mặt bằng
chung.
“Với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, bền vững, ROE
cao hơn lãi ngân hàng, thì vay càng nhiều thì chủ sở hữu càng có lợi.
Nhưng với những đơn vị hoạt động kém hiệu quả thì càng vay nợ, càng khó
khăn”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông giải thích.
Số liệu tài chính - kinh doanh tính đến hết năm 2010
của các Tập đoàn - Tổng công ty Nhà nước
(Đơn vị: tỷ đồng, Nguồn: MOF)
của các Tập đoàn - Tổng công ty Nhà nước
(Đơn vị: tỷ đồng, Nguồn: MOF)
Tập đoàn / TCT | Tổng tài sản | Nợ phải trả | Vốn CSH | LNTT | |
Khối tập đoàn* | 1.232.146 | 722.734 | 461.634 | 93.765 | |
Dệt may | 15.885 | 9.859 | 4.184 | 976 | |
Điện lực | 301.951 | 239.699 | 56.220 | -12.313 | |
Than & Khoáng sản | 82.883 | 56.763 | 23.528 | 8.665 | |
Sông Đà | 76.764 | 61.145 | 6.908 | 1.962 | |
HUD | 40.391 | 32.422 | 5.101 | 2.174 | |
Cao su | 49.542 | 21.909 | 24.551 | 7.789 | |
VNPT | 111.416 | 41.392 | 69.499 | 8.973 | |
Dầu khí | 466.460 | 215.114 | 232.365 | 44.505 | |
Hóa chất | 31.469 | 18.653 | 10.626 | 3.844 | |
Viettel | 55.786 | 25.779 | 28.651 | 15.868 | |
Khối tổng công ty ** | 261.373 | 150.126 | 82.656 | 9.028 | |
Vietnam Airlines | 43.057 | 33.557 | 8.981 | 1.013 | |
Vinalines | 48.344 | 36.600 | 8.576 | 269 | |
SCIC | 36.934 | 312.803 | 21.715 | 2.448 | |
Petrolimex | 52.149 | 41.852 | 6.651 | 1.382 |
(*: Trừ Vinashin (chưa có số liệu) và Bảo Việt (đã cổ phần hóa), **: gồm 70 tổng công ty)
Nhật Minh
DNNN thì thấy rõ rồi, còn các ảnh cả đỏ trong lĩnh vực ngân hàng thì sao? Dù được xếp hạng nợ đầu bảng như Dầu khí VN và Sông Đà thì cũng chưa tới 100.000 tỷ.. Còn dư nợ của một Ngân hàng thương mại Quốc doanh như Agribank, hay BIDV, hay Vietcombank ít nhất cũng khoảng trên 260.000 tỷ đồng, thậm trí Viettinbank lên tới trên 460.000 tỷ.... Các NHT QD hoặc nhà nước nắm cổ phần chi phối chiếm trên 60% thị phần tín dụng, chỉ cần một NH đổ bể thì đã gấp mấy lần Vinashin hay Vinaline. Vậy có ai quan tâm đến không? Tại sao Thống đốc Bình chỉ chăm chăm giúp nhóm lợi ích 'tái cấu trúc' các NH cổ phần Thương mại còm còm mà chính thống đốc phát biể nắm chưa tới 10% thị phần và nếu có đổ bể thì cũng chẳng chết ai cả?????!!!!! Tại sao NH TM QD va NH cổ phần nhà nước chi phối lại được miễn dịch vậy?
Trả lờiXóa