NLD online:
Thứ Tư, 30/05/2012 04:40
Bên lề Quốc hội, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc của Vinalines
* Phóng viên: Hàng loạt
vấn đề được cử tri quan tâm và gửi đến kỳ họp Quốc hội lần này thông
qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong đó có vụ việc của Tổng Công
ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ông nhìn nhận thế nào?
- Ông Vũ Trọng Kim: Việc
Vinalines kinh doanh thua lỗ, đầu tư không hiệu quả 2 năm liên tục là
vấn đề nhiều người rất quan tâm. Vì nếu lỗ 2 năm liền thì phải nghiên
cứu chứ “chọn mặt gửi vàng” lâu như thế là không được. Vấn đề quản lý
cán bộ là khó, không dễ. Hiểu được, đánh giá được để sử dụng đúng đội
ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng.
Cho
nên, trong trường hợp đó điều động thì được nhưng bố trí ngang chức là
hoàn toàn không nên. Tôi chưa nói đúng, sai vì còn phải rà soát nhiều
thủ tục khác nhau để thấy thủ tục hành chính đúng sai thế nào nhưng thủ
tục hành chính gì đi nữa thì cũng không thể bố trí như vậy.
* Nhưng bộ chủ quản cứ vin vào kết luận thanh tra có sau khi bổ nhiệm để lý giải cho việc này, thưa ông?
-
Tất cả mọi vấn đề diễn ra đều có một quá trình, không thể tính ngày hay
tính tháng. Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải dựa trên tình hình “sức
khỏe” doanh nghiệp mà người đó điều hành, việc thực thi công vụ thế nào,
mức độ hoàn thành công việc tới đâu, thêm vào đó là đánh giá hiện tại
và triển vọng trong tương lai.
Ông Vũ Trọng Kim trả lời báo chí ngày 29-5. Ảnh: THẾ DŨNG
Quá khứ - hiện tại -
tương lai là mạch nối liền để đánh giá cán bộ mà không thể tức thời.
Nếu sử dụng tức thời thì không phải là tổ chức cán bộ. Tất nhiên, không
nặng lý lịch, vì lý lịch có thể có quá khứ thế này thế kia nhưng không
thể cắt quãng để xem xét cán bộ.
* Sau Vinashin, nay đến Vinalines, việc xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ cần phải làm gì?
-
Câu chuyện này mới xảy ra, cho nên việc xem xét để giải quyết chắc chắn
ở phía trước. Còn nói đáp ứng kịp thời đòi hỏi của nhân dân, của cử tri
thì có cái kịp, có cái đáp ứng chưa thể kịp. Quá trình này còn phải
hoàn tất công tác điều tra, hoàn tất báo cáo về thanh tra. Cho nên, tôi
nghĩ phải có thời gian, không phải dân đọc cái gì, ta yêu cầu gì thì
Chính phủ đáp ứng được ngay.
* Là đại biểu Quốc hội, ông chờ đợi gì ở những người phải nhận trách nhiệm trong việc này?
-
Tôi đề nghị có kết luận rõ ràng, minh bạch, công khai. Mình đừng có né
tránh, bao biện gì cả, thực tế là thực tế. Chỉ có thực tế rõ ràng đó mới
đem lại niềm tin cho nhân dân. Nếu xa thực tế, không đúng thực tế thì
dân không thể tin. Vì dân cũng có thể tiếp cận được vấn đề mà cuộc sống
diễn ra quanh họ.
* Quá trình tiếp xúc và lắng nghe cử tri, ông thấy thái độ của họ đối với những việc cụ thể như Vinalines thế nào?
-
Tôi cũng không chỉ tập trung vào vụ việc này mà đất nước còn nhiều vấn
đề khác. Lâu ngày mình không giải quyết được hết những vấn đề nhân dân
quan tâm và lần nào tiếp xúc, người dân cũng nêu lên khiến cho mình là
đại biểu Quốc hội cũng tự nhận thấy không hoàn thành nhiệm vụ. Lúc nào
mình cũng nói chúng tôi tiếp thu, xin ý kiến cấp trên là chưa thuyết
phục.
Giám định tư pháp: Quy về một mối?
Dự kiến sẽ có Ngày Pháp luật
Ngày
29-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giám định tư
pháp. Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) đồng ý với phương án tập
trung công tác giám định pháp y về một đầu mối, bỏ giám định pháp y của
ngành công an để tập trung vào ngành y tế.
Phương
án này sẽ bảo đảm tính khách quan và chuyên nghiệp trong công tác giám
định. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Phó Giám đốc Công an TP Hà
Nội) cho rằng ngoài việc phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định theo
pháp luật, quy trình giám định tử thi cũng rất chặt chẽ và có sự tham
gia của kiểm sát viên, luật sư, người làm chứng…
Đội
giám định pháp y ở phòng kỹ thuật hình sự công an cấp tỉnh cũng độc lập
hoàn toàn với cơ quan điều tra, nếu bỏ lực lượng này sẽ rất lãng phí.
Ngoài
2 luồng ý kiến trên, một số đại biểu kiến nghị nên hợp nhất 2 bộ phận
thành một phòng pháp y, trong đó có cả đội ngũ y tế và công an. Nhiều ý
kiến cũng đề cập vấn đề xã hội hóa công tác pháp y.
Cùng
ngày, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Một trong những vấn đề mới của dự thảo luật là sẽ có Ngày Pháp luật
nhằm góp phần tăng cường ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của xã
hội.
N.Quyết
|
BẢO TRÂN ghi
Thưa các ông bà Nghị Việt Nam, hơn 94% các ông bà là đảng viên thì các ông bà thừa hiểu cái ông Đinh La Thăng có là gan Trời cũng làm sao có đủ thẩm quyền để ra Quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng nếu không được đẩy đủ bộ tam nhất trí đề xuất và phải được cấp trên chủ quản của các Tập đoàn nhà nước phê chuẩn!!!! Các ông thấy con mèo ướt thì hè nhau vào đánh...
Trả lờiXóa