Đánh
giá các lực lượng tàu mặt nước: tàu sân bay, tàu khu trục, frigate, tàu
đổ bộ, tàu tuần tra, tàu quét lôi của hải quân Trung Quốc.
Lực lượng tàu sân bay
Sau khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố, bất cứ đại cường nào cũng phải có tàu sân bay thì việc chương trình xây dựng lực lượng tàu sân bay của hải quân Trung Quốc chuyển sang giai đoạn thực hiện đã trở nên hoàn toàn rõ ràng.
Tuy vậy, đến cuối năm 2007, Bắc Kinh không thông báo gì về việc bắt đầu đóng tàu sân bay. Cho đến tháng 3/2007, một tờ báo Hongkong thân Trung Quốc đã đăng tải thông tin cho biết, Trung Quốc sẽ có “sân bay nổi” đầu tiên của mình vào năm 2010.
Không lâu sau, có tin, Trung Quốc sẽ đóng hoàn thiện tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng lớp Projekt 11436 mua từ Ukraine thông qua các công ty ma thành tàu sân bay hạng trung thực sự. Năm 2007, tàu này chính thức được đổi tên thành Thi Lang, tên vị đô đốc đã chỉ huy hạm đội Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan vào năm 1681.
Thực tế, Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu công nghệ tàu sân bay thông qua việc mua lại các tàu sân bay bị loại bỏ làm sắt vụn của nước ngoài. Thương vụ thành công đầu tiên là mua tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Minsk Projekt 1143 của Hải quân Liên Xô. Bị loại khỏi biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và bán làm sắt vụn cho một công ty Hàn Quốc, tàu sân bay này được đưa đến một cảng của Hàn Quốc và năm 1997 được bán lại cho Trung Quốc với giá 5 triệu USD nói là để làm trung tâm giải trí nổi. Sau 18 tháng sửa chữa tốn khoảng 45 triệu USD, tàu sân bay Minsk đã biến thành trung tâm giải trí, bỏ neo trong một vịnh nhỏ của đặc khu kinh tế Thâm Quyến, cách không xa Hongkong.
Sau đó, vào năm 2000, Trung Quốc mua tàu sân bay Kiev, tàu đầu tiên của lớp Projekt 1143, bị loại bỏ với giá 8,5 triệu USD.
Trung Quốc đã trả 20 triệu USD cho tàu Varyag, nói là để làm khách sạn nổi 5 sao. Dưới áp lực của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã không cho tàu sân bay Varyag đi qua các eo biển của Biển Đen mà Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát việc qua lại của tàu thuyền theo Công ước Montreux.
Mỹ nghi ngờ, Trung Quốc đang muốn đóng hoàn thiện Varyag thành một tàu sân bay thực sự và qua đó nghiên cứu làm chủ công nghệ tàu sân bay vốn có tầm quan trọng thứ hai trong ngành đóng tàu quân sự sau tàu ngầm hạt nhân.
Vấn đề chỉ được giải quyết trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền và tàu Varyag đã được kéo về nhà máy đóng tàu Đại Liên ở thành phố Đại Liên vào tháng 3/2002 và bắt đầu được đóng hoàn thiện.
Tại thời điểm ngừng đóng tàu Varyag, tàu này đã hoàn thành ở mức 68-70% với tất cả các phương tiện chiến đấu và kỹ thuật bố trí trong thân tàu đã được lắp đặt, hầu như tất cả các đường ống dẫn và đường cáp đã được chạy và đấu nối với các cơ cấu, các cơ cấu nhỏ đã tiến hành chạy thử. Ta nên nhớ rằng, tàu sân bay hạng trung Đô đốc Kuznetsov Projekt 11435 của Hải quân Nga hiện nay vào mùa hè năm 1989, tức là 4 tháng trước khi chạy thử tại nhà máy mới chỉ sẵn sàng ở mức 71%.
Như vậy, Trung Quốc đã nhận được một con tàu gần như hoàn chỉnh, nhưng thiếu các thành phần vũ khí trang bị lắp đặt bên trên (các cáp hãm đà, các tấm chắn khí phụt, radar, các hệ thống tên lửa phòng không, pháo-tên lửa phòng không...).
Trong một thời gian khá dài, các chuyên gia Trung Quốc đã không thể bắt tay vào đóng hoàn thiện tàu Varyag mà chỉ nghiên cứu nó, bởi vì có lẽ Trung Quốc đã không nhận được một phần tài liệu kỹ thuật, mà thiếu chúng thì không thể đóng hoàn thiện tàu và tiến hành thử nghiệm các cơ cấu đã lắp đặt.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2005, công việc đóng hoàn thiện bắt đầu trở nên sôi động. Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các cơ cấu, đường ống dẫn và đường cáp. Nhiều cơ cấu bị tháo ra và đưa đến các nhà máy chuyên ngành của Trung Quốc. Họ đã hoàn thành công việc với hệ thống động lực chính vì đến lúc đó Trung Quốc đã có đủ bộ tài liệu về tàu khu trục Sovremenny Projekt 956E của Nga với các cơ cấu hệ thống động lực chính giống với tàu Projekt 11436.
Nếu nói về trang bị cho tàu Varyag, Trung Quốc tự sản xuất được hầu như tất cả các loại vũ khí trang bị, ngoại trừ radar tiếp cận và hạ cánh máy bay, cũng như thiết bị hàng không như cáp hãm đà, các máy phóng máy bay bằng hơi nước và một số loại khí tài thông tin liên lạc. Điều đó cho thấy, họ đã đặt mua được hết ở nước ngoài bởi vì cũng trong năm 2007, báo chí đưa tin, Trung Quốc đã thỏa thuận mua 4 bộ cáp hãm đà, rào chắn khẩn cấp và các bộ phận thiết bị hàng không khác ở Nga.
Bộ cáp đầu tiên sẽ được dùng để nghiên cứu và sao chép, bộ thứ hai được lắp lên tàu sân bay Shi Lang, bộ thứ ba và thứ tư dùng cho hai tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Song, cuối năm 2011, có tin Nga có lẽ dưới áp lực của Mỹ đã từ chối bán cáp hãm đà và tài liệu về máy phóng máy bay bằng hơi nước cho Trung Quốc.
Theo thông tin không chính thức, Trung Quốc đã đặt hàng mua được cáp hãm đà ở Thụy Điển và đang phát triển máy phóng máy bay điện từ thay cho máy phóng máy bay bằng hơi nước, với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhiều nước phương Tây, trong đó có Thụy Điển.
Trung Quốc chắc sẽ không lặp lại những sai lầm của Hải quân Liên Xô khi chất đống đủ loại vũ khí trang bị lên tàu sân bay. Khi đóng hoàn thiện Thi Lang, Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng kinh nghiệm của Mỹ, Pháp và tàu sân bay này sẽ chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí trang bị tối thiểu phục vụ trước hết cho việc khai thác máy bay trên hạm.
Sau khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố, bất cứ đại cường nào cũng phải có tàu sân bay thì việc chương trình xây dựng lực lượng tàu sân bay của hải quân Trung Quốc chuyển sang giai đoạn thực hiện đã trở nên hoàn toàn rõ ràng.
Tuy vậy, đến cuối năm 2007, Bắc Kinh không thông báo gì về việc bắt đầu đóng tàu sân bay. Cho đến tháng 3/2007, một tờ báo Hongkong thân Trung Quốc đã đăng tải thông tin cho biết, Trung Quốc sẽ có “sân bay nổi” đầu tiên của mình vào năm 2010.
Không lâu sau, có tin, Trung Quốc sẽ đóng hoàn thiện tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng lớp Projekt 11436 mua từ Ukraine thông qua các công ty ma thành tàu sân bay hạng trung thực sự. Năm 2007, tàu này chính thức được đổi tên thành Thi Lang, tên vị đô đốc đã chỉ huy hạm đội Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan vào năm 1681.
Thực tế, Trung Quốc từ lâu đã nghiên cứu công nghệ tàu sân bay thông qua việc mua lại các tàu sân bay bị loại bỏ làm sắt vụn của nước ngoài. Thương vụ thành công đầu tiên là mua tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng Minsk Projekt 1143 của Hải quân Liên Xô. Bị loại khỏi biên chế Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và bán làm sắt vụn cho một công ty Hàn Quốc, tàu sân bay này được đưa đến một cảng của Hàn Quốc và năm 1997 được bán lại cho Trung Quốc với giá 5 triệu USD nói là để làm trung tâm giải trí nổi. Sau 18 tháng sửa chữa tốn khoảng 45 triệu USD, tàu sân bay Minsk đã biến thành trung tâm giải trí, bỏ neo trong một vịnh nhỏ của đặc khu kinh tế Thâm Quyến, cách không xa Hongkong.
Sau đó, vào năm 2000, Trung Quốc mua tàu sân bay Kiev, tàu đầu tiên của lớp Projekt 1143, bị loại bỏ với giá 8,5 triệu USD.
Trung Quốc đã trả 20 triệu USD cho tàu Varyag, nói là để làm khách sạn nổi 5 sao. Dưới áp lực của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã không cho tàu sân bay Varyag đi qua các eo biển của Biển Đen mà Thổ Nhĩ Kỳ có quyền kiểm soát việc qua lại của tàu thuyền theo Công ước Montreux.
Mỹ nghi ngờ, Trung Quốc đang muốn đóng hoàn thiện Varyag thành một tàu sân bay thực sự và qua đó nghiên cứu làm chủ công nghệ tàu sân bay vốn có tầm quan trọng thứ hai trong ngành đóng tàu quân sự sau tàu ngầm hạt nhân.
Vấn đề chỉ được giải quyết trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền và tàu Varyag đã được kéo về nhà máy đóng tàu Đại Liên ở thành phố Đại Liên vào tháng 3/2002 và bắt đầu được đóng hoàn thiện.
Tại thời điểm ngừng đóng tàu Varyag, tàu này đã hoàn thành ở mức 68-70% với tất cả các phương tiện chiến đấu và kỹ thuật bố trí trong thân tàu đã được lắp đặt, hầu như tất cả các đường ống dẫn và đường cáp đã được chạy và đấu nối với các cơ cấu, các cơ cấu nhỏ đã tiến hành chạy thử. Ta nên nhớ rằng, tàu sân bay hạng trung Đô đốc Kuznetsov Projekt 11435 của Hải quân Nga hiện nay vào mùa hè năm 1989, tức là 4 tháng trước khi chạy thử tại nhà máy mới chỉ sẵn sàng ở mức 71%.
Như vậy, Trung Quốc đã nhận được một con tàu gần như hoàn chỉnh, nhưng thiếu các thành phần vũ khí trang bị lắp đặt bên trên (các cáp hãm đà, các tấm chắn khí phụt, radar, các hệ thống tên lửa phòng không, pháo-tên lửa phòng không...).
Trong một thời gian khá dài, các chuyên gia Trung Quốc đã không thể bắt tay vào đóng hoàn thiện tàu Varyag mà chỉ nghiên cứu nó, bởi vì có lẽ Trung Quốc đã không nhận được một phần tài liệu kỹ thuật, mà thiếu chúng thì không thể đóng hoàn thiện tàu và tiến hành thử nghiệm các cơ cấu đã lắp đặt.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2005, công việc đóng hoàn thiện bắt đầu trở nên sôi động. Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các cơ cấu, đường ống dẫn và đường cáp. Nhiều cơ cấu bị tháo ra và đưa đến các nhà máy chuyên ngành của Trung Quốc. Họ đã hoàn thành công việc với hệ thống động lực chính vì đến lúc đó Trung Quốc đã có đủ bộ tài liệu về tàu khu trục Sovremenny Projekt 956E của Nga với các cơ cấu hệ thống động lực chính giống với tàu Projekt 11436.
Nếu nói về trang bị cho tàu Varyag, Trung Quốc tự sản xuất được hầu như tất cả các loại vũ khí trang bị, ngoại trừ radar tiếp cận và hạ cánh máy bay, cũng như thiết bị hàng không như cáp hãm đà, các máy phóng máy bay bằng hơi nước và một số loại khí tài thông tin liên lạc. Điều đó cho thấy, họ đã đặt mua được hết ở nước ngoài bởi vì cũng trong năm 2007, báo chí đưa tin, Trung Quốc đã thỏa thuận mua 4 bộ cáp hãm đà, rào chắn khẩn cấp và các bộ phận thiết bị hàng không khác ở Nga.
Bộ cáp đầu tiên sẽ được dùng để nghiên cứu và sao chép, bộ thứ hai được lắp lên tàu sân bay Shi Lang, bộ thứ ba và thứ tư dùng cho hai tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng. Song, cuối năm 2011, có tin Nga có lẽ dưới áp lực của Mỹ đã từ chối bán cáp hãm đà và tài liệu về máy phóng máy bay bằng hơi nước cho Trung Quốc.
Theo thông tin không chính thức, Trung Quốc đã đặt hàng mua được cáp hãm đà ở Thụy Điển và đang phát triển máy phóng máy bay điện từ thay cho máy phóng máy bay bằng hơi nước, với sự hỗ trợ kỹ thuật của nhiều nước phương Tây, trong đó có Thụy Điển.
Trung Quốc chắc sẽ không lặp lại những sai lầm của Hải quân Liên Xô khi chất đống đủ loại vũ khí trang bị lên tàu sân bay. Khi đóng hoàn thiện Thi Lang, Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng kinh nghiệm của Mỹ, Pháp và tàu sân bay này sẽ chỉ được trang bị các hệ thống vũ khí trang bị tối thiểu phục vụ trước hết cho việc khai thác máy bay trên hạm.
Tàu sân bay Thi Lang đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh: jojo8228.blogspot.com
|
Tháng 8/2011, tàu Thi Lang đã tự chạy ra biển để thử
nghiệm, song vẫn chưa có các máy bay trên hạm mà Trung Quốc đang gặp
nhiều khó khăn khi chế tạo. Dự kiến, tuy chưa có máy bay trên hạm, tàu
Thi Lang vẫn được đưa vào biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc
trong năm 2012.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bị báo chí, chuyên gia nước ngoài, trong đó có Nga, liên miên công kích về độ tin cậy kém của hệ thống động lực chính, sự yếu kém của hệ thống phòng không, không có các máy bay với các chức năng khác nhau như tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy/báo động sớm, còn tiêm kích trên hạm J-15 (sao chép Su-33) thì tồi hơn F/A-18А của Mỹ... Tuy nhiên, tất cả những khẳng định này chưa chắc hoàn toàn đúng.
Trung Quốc đang phát triển các máy bay với tất cả các chức năng cho tàu sân bay. Cụ thể, một máy bay chỉ huy/báo động sớm đang được chế tạo dựa trên máy bay vận tải Y-7 (sao chép An-24). Với yêu cầu không quá cao, Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển được máy bay chỉ huy/báo động sớm.
Các kế hoạch đóng tàu sân bay nội địa đã được Trung Quốc thông qua từ năm 1992, song chỉ công bố vào năm 1993. Theo báo chí phương Tây, việc đóng tàu sân bay hạng trung lớp 9985 có lẽ đã bắt đầu vào năm 1999 tại nhà máy đóng tàu Shanghai Jiannan Zaochuanchang ở Thượng Hải.
Theo các chuyên gia, bằng chứng gián tiếp khẳng định điều đó có thể là việc các bến tàu tại các căn cứ hải quân ở Đại Liên, Thượng Hải và Trạm Giang đang được cải tạo để có thể tiếp nhận các tàu sân bay. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, điều đó là ít có khả năng vì những lý do sau đây: Nhà máy đóng tàu Đại Liên ở Đại Liên đang đóng hoàn thiện tàu sân bay Varyag lớp Projekt 11436M nên chính nhà máy này mới có kinh nghiệm đóng tàu sân bay, chứ không phải nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải; Trung Quốc hiện chưa triển khai sản xuất được các turbine hơi nước và turbine khí dùng cho quân sự có công suất đơn vị mỗi tổ máy là 50.000-70.000 mã lực, trong khi Trung Quốc không mua sắm các thiết bị này; Trung Quốc cũng không có cơ sở sản xuất nồi hơi hay lò phản ứng hạt nhân có công suất dùng được cho tàu sân bay.
Song, một số chuyên gia lại cho rằng. Trung Quốc có thể tháo gỡ các turbine hơi nước và các nồi hơi có công suất phù hợp từ các tàu sân bay Minsk và Kiev mà họ đã mua và điều này được cho là hoàn toàn có thể. Không loại trừ, các tổ máy này đã được sử dụng hoặc là ngay sau khi sửa chữa, hoặc là như các mẫu để sản xuất sao chép. Tuy nhiên, việc vận hành rất kém cỏi các thiết bị đó trên các tàu khu trục lớp Projekt 956E/EM cho thấy Trung Quốc sẽ rất khó làm việc đó.
Chắc chắn, Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu đóng tàu sân bay nội địa mà họ mới chỉ đang tiến hành thiết kế loại tàu này. Họ chỉ có thể khởi đóng tàu sân bay khi đã chọn được hệ thống động lực chính và bảo đảm chắc chắn có nó tại nhà máy đóng tàu trước khi đóng boong dưới của tàu trên triền đà.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc không thể hoàn thành đóng tàu sân bay hạng trung sẽ trước năm 2017-2020. Tàu sẽ có lượng giãn nước 45.000-50.000 tấn và các máy phóng máy bay. Chủng loại hệ thống động lực chính hiện chưa được tiết lộ. Rõ ràng là tàu sân bay này sẽ theo phương án tàu sân bay hạng trung với hệ thống động lực hạt nhân và 3 máy phóng máy bay.
Biên chế của không đoàn trên tàu sân bay Thi Lang và tàu sân bay hạng trung lớp mới có lẽ sẽ được chuẩn hóa và bao gồm 24-36 J-15 (sao chép Su-33М), 4 máy bay chỉ huy/báo động sớm (trên cơ sở Y-7 hay Yak-44), 6-18 trực thăng Ка-28PL, 2 trực thăng Ка-28PS và các máy bay khác (tổng cộng đến 50-55 chiếc).
J-15 được chọn làm tiêm kích đa năng chủ lực. Tháng 10/2008, các nguồn tin Nga cho biết, Trung Quốc đã tỏ ý muốn mua 14 chiếc Su-33М. Đồng thời, Trung Quốc có lẽ sẽ tổ chức lắp ráp lô bổ sung các máy bay này hay biến thể Trung Quốc sao chép trên cơ sở tích hợp khung thân máy bay của Su-33 hiện nay với radar và thiết bị avionics lắp trên Su-30МK2. Không loại trừ khả năng, sau đó Trung Quốc sẽ nâng cấp các tiêm kích này để có khả năng phóng bằng máy phóng.
Tuy vậy, năm 2011, Nga đã đình chỉ việc đàm phán ký kết hợp đồng bán Su-33 có thể lại vì áp lực của Mỹ. Lý do chính thức mà Nga đưa ra khi từ chối ký hợp đồng là việc sản xuất lô máy bay nhỏ như thế sẽ không có lợi cho Nga.
Cần lưu ý rằng, theo chỉ đạo của lãnh đạo Hải quân Liên Xô, các công trình sư đã dự phòng không gian cho 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước trên các tàu sân bay hạng trung lớp Projekt 11435 và Projekt 11436 và để ngụy trang, chúng được gọi là “các khu vực dành cho lực lượng đổ bộ”. Việc này được giấu kín với lãnh đạo Liên Xô.
Nhiều khả năng Trung Quốc thừa biết tất cả những chuyện này nên họ mới có ý đồ đóng các tàu sân bay với máy phóng máy bay. Bởi vậy, trong lần sửa chữa tiếp theo cho Thi Lang, Trung Quốc có thể tháo bỏ cầu bật để lắp các máy phóng máy bay bằng hơi nước bình thường thay vào đó.
Đối với phi công tàu sân bay thì cất cánh từ tàu sân bay là việc đơn giản nhất, còn hạ cánh là việc phức tạp nhất. Bởi vậy, quan trọng nhất đối với Trung Quốc lúc này là huấn luyện phi công phương pháp hạ cánh lên boong tàu sân bay, còn phương pháp cất cánh chỉ có vai trò thứ yếu. Do đó, cho đến năm 2015, có lẽ Trung Quốc sẽ không hiện đại hóa tàu sân bay Shi Lang để lắp các máy phóng máy bay.
Lực lượng đổ bộ
Tàu đổ bộ
Trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có gần 100 tàu đổ bộ, trong đó có 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071 (1 chiếc đang đóng). Việc tự lực chế tạo tàu đốc đổ bộ chở trực thăng là một thành tựu hiển nhiên của Trung Quốc. Người ta dự đoán, tàu này được đóng sao chép tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Antonio (LPD-17) của Hải quân Mỹ, bởi các hình ảnh thiết kế ban đầu của nó rất giống San Antonio.
Ngoài ra, việc lực lượng đổ bộ được mở rộng nhanh chóng trong 4 năm qua (đóng gần 70 tàu đổ bộ chở tăng) cho thấy, công nghiệp Trung Quốc trong thời bình có khả năng đóng các tàu đơn giản (công nghệ của những năm 1950-1960) với nhịp độ cao.
Rõ ràng, Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ chở tăng hùng mạnh này trước hết là để gây áp lực chính trị đối với các nước nằm trong phạm vi của “chuỗi đảo thứ nhất” (Ryukyu và Philippines) là Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bị báo chí, chuyên gia nước ngoài, trong đó có Nga, liên miên công kích về độ tin cậy kém của hệ thống động lực chính, sự yếu kém của hệ thống phòng không, không có các máy bay với các chức năng khác nhau như tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy/báo động sớm, còn tiêm kích trên hạm J-15 (sao chép Su-33) thì tồi hơn F/A-18А của Mỹ... Tuy nhiên, tất cả những khẳng định này chưa chắc hoàn toàn đúng.
Trung Quốc đang phát triển các máy bay với tất cả các chức năng cho tàu sân bay. Cụ thể, một máy bay chỉ huy/báo động sớm đang được chế tạo dựa trên máy bay vận tải Y-7 (sao chép An-24). Với yêu cầu không quá cao, Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển được máy bay chỉ huy/báo động sớm.
Các kế hoạch đóng tàu sân bay nội địa đã được Trung Quốc thông qua từ năm 1992, song chỉ công bố vào năm 1993. Theo báo chí phương Tây, việc đóng tàu sân bay hạng trung lớp 9985 có lẽ đã bắt đầu vào năm 1999 tại nhà máy đóng tàu Shanghai Jiannan Zaochuanchang ở Thượng Hải.
Theo các chuyên gia, bằng chứng gián tiếp khẳng định điều đó có thể là việc các bến tàu tại các căn cứ hải quân ở Đại Liên, Thượng Hải và Trạm Giang đang được cải tạo để có thể tiếp nhận các tàu sân bay. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, điều đó là ít có khả năng vì những lý do sau đây: Nhà máy đóng tàu Đại Liên ở Đại Liên đang đóng hoàn thiện tàu sân bay Varyag lớp Projekt 11436M nên chính nhà máy này mới có kinh nghiệm đóng tàu sân bay, chứ không phải nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải; Trung Quốc hiện chưa triển khai sản xuất được các turbine hơi nước và turbine khí dùng cho quân sự có công suất đơn vị mỗi tổ máy là 50.000-70.000 mã lực, trong khi Trung Quốc không mua sắm các thiết bị này; Trung Quốc cũng không có cơ sở sản xuất nồi hơi hay lò phản ứng hạt nhân có công suất dùng được cho tàu sân bay.
Song, một số chuyên gia lại cho rằng. Trung Quốc có thể tháo gỡ các turbine hơi nước và các nồi hơi có công suất phù hợp từ các tàu sân bay Minsk và Kiev mà họ đã mua và điều này được cho là hoàn toàn có thể. Không loại trừ, các tổ máy này đã được sử dụng hoặc là ngay sau khi sửa chữa, hoặc là như các mẫu để sản xuất sao chép. Tuy nhiên, việc vận hành rất kém cỏi các thiết bị đó trên các tàu khu trục lớp Projekt 956E/EM cho thấy Trung Quốc sẽ rất khó làm việc đó.
Chắc chắn, Trung Quốc vẫn chưa bắt đầu đóng tàu sân bay nội địa mà họ mới chỉ đang tiến hành thiết kế loại tàu này. Họ chỉ có thể khởi đóng tàu sân bay khi đã chọn được hệ thống động lực chính và bảo đảm chắc chắn có nó tại nhà máy đóng tàu trước khi đóng boong dưới của tàu trên triền đà.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc không thể hoàn thành đóng tàu sân bay hạng trung sẽ trước năm 2017-2020. Tàu sẽ có lượng giãn nước 45.000-50.000 tấn và các máy phóng máy bay. Chủng loại hệ thống động lực chính hiện chưa được tiết lộ. Rõ ràng là tàu sân bay này sẽ theo phương án tàu sân bay hạng trung với hệ thống động lực hạt nhân và 3 máy phóng máy bay.
Biên chế của không đoàn trên tàu sân bay Thi Lang và tàu sân bay hạng trung lớp mới có lẽ sẽ được chuẩn hóa và bao gồm 24-36 J-15 (sao chép Su-33М), 4 máy bay chỉ huy/báo động sớm (trên cơ sở Y-7 hay Yak-44), 6-18 trực thăng Ка-28PL, 2 trực thăng Ка-28PS và các máy bay khác (tổng cộng đến 50-55 chiếc).
J-15 được chọn làm tiêm kích đa năng chủ lực. Tháng 10/2008, các nguồn tin Nga cho biết, Trung Quốc đã tỏ ý muốn mua 14 chiếc Su-33М. Đồng thời, Trung Quốc có lẽ sẽ tổ chức lắp ráp lô bổ sung các máy bay này hay biến thể Trung Quốc sao chép trên cơ sở tích hợp khung thân máy bay của Su-33 hiện nay với radar và thiết bị avionics lắp trên Su-30МK2. Không loại trừ khả năng, sau đó Trung Quốc sẽ nâng cấp các tiêm kích này để có khả năng phóng bằng máy phóng.
Tuy vậy, năm 2011, Nga đã đình chỉ việc đàm phán ký kết hợp đồng bán Su-33 có thể lại vì áp lực của Mỹ. Lý do chính thức mà Nga đưa ra khi từ chối ký hợp đồng là việc sản xuất lô máy bay nhỏ như thế sẽ không có lợi cho Nga.
Cần lưu ý rằng, theo chỉ đạo của lãnh đạo Hải quân Liên Xô, các công trình sư đã dự phòng không gian cho 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước trên các tàu sân bay hạng trung lớp Projekt 11435 và Projekt 11436 và để ngụy trang, chúng được gọi là “các khu vực dành cho lực lượng đổ bộ”. Việc này được giấu kín với lãnh đạo Liên Xô.
Nhiều khả năng Trung Quốc thừa biết tất cả những chuyện này nên họ mới có ý đồ đóng các tàu sân bay với máy phóng máy bay. Bởi vậy, trong lần sửa chữa tiếp theo cho Thi Lang, Trung Quốc có thể tháo bỏ cầu bật để lắp các máy phóng máy bay bằng hơi nước bình thường thay vào đó.
Đối với phi công tàu sân bay thì cất cánh từ tàu sân bay là việc đơn giản nhất, còn hạ cánh là việc phức tạp nhất. Bởi vậy, quan trọng nhất đối với Trung Quốc lúc này là huấn luyện phi công phương pháp hạ cánh lên boong tàu sân bay, còn phương pháp cất cánh chỉ có vai trò thứ yếu. Do đó, cho đến năm 2015, có lẽ Trung Quốc sẽ không hiện đại hóa tàu sân bay Shi Lang để lắp các máy phóng máy bay.
Lực lượng đổ bộ
Tàu đổ bộ
Trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có gần 100 tàu đổ bộ, trong đó có 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071 (1 chiếc đang đóng). Việc tự lực chế tạo tàu đốc đổ bộ chở trực thăng là một thành tựu hiển nhiên của Trung Quốc. Người ta dự đoán, tàu này được đóng sao chép tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp San Antonio (LPD-17) của Hải quân Mỹ, bởi các hình ảnh thiết kế ban đầu của nó rất giống San Antonio.
Ngoài ra, việc lực lượng đổ bộ được mở rộng nhanh chóng trong 4 năm qua (đóng gần 70 tàu đổ bộ chở tăng) cho thấy, công nghiệp Trung Quốc trong thời bình có khả năng đóng các tàu đơn giản (công nghệ của những năm 1950-1960) với nhịp độ cao.
Rõ ràng, Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ chở tăng hùng mạnh này trước hết là để gây áp lực chính trị đối với các nước nằm trong phạm vi của “chuỗi đảo thứ nhất” (Ryukyu và Philippines) là Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Hàn Quốc.
Tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071. Ảnh: sinodefence.com
|
Xuồng đổ bộ
Ngoài các tàu đổ bộ, trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc còn có hơn 150 xuồng đổ bộ, trong đó có 10 xuồng đổ bộ đệm khí trọng tải đến 15 tấn. Trung Quốc hiện đang nghiên cứu chế tạo xuồng đổ bộ đệm khí trọng tải 50-60 tấn để sử dụng trong tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071 làm phương tiện đổ bộ. Trung Quốc thực tế có thể có tới 500 xuồng đổ bộ, nhưng chúng được phân bổ giữa các bộ ngành nên không thể thống kê chính xác.
Hải quân Trung Quốc tỏ ra quan tâm tới tàu đổ bộ đệm khí đa năng lớp Projekt 1232.2 của Nga. Một số nguồn tin dự đoán, Trung Quốc đã đặt hàng 6-8 tàu này ở Ukraine, nhưng thực tế họ chỉ đặt hàng 4 chiếc (2 chiếc đóng ở Trung Quốc).
Lực lượng tàu chiến đa năng
Tàu khu trục
Đến cuối năm 2011, trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có 27 tàu khu trục thuộc các lớp khác nhau. Nét nổi bật của chương trình đóng tàu tàu khu trục Trung Quốc là việc đóng 2 tàu thuộc cùng một serie nhưng với các hệ thống vũ khí và sơ đồ hệ thống động lực chính khác nhau. Hiện đại nhất trong đó là 2 tàu khu trục lớp 052C Lan Châu đóng tại các xưởng đóng tàu Trung Quốc, nhưng có sử dụng các công nghệ và linh kiện nước ngoài (radar, trạm thủy âm, ụ pháo 100 mm của Pháp, hệ thống tên lửa phòng không Rif của Nga, các động cơ turbine khí của Ukraine…).
Các tàu khu trục lớp 956E và 956EМ mua của Nga thua kém các tàu 052C về vũ khí phòng không, nhưng vượt trội về khả năng tấn công.
Tàu khu trục lớp 052С được trang bị radar đa năng với 4 anten mạng pha cố định Type 382 được chế tạo bằng công nghệ Nga.
Do giá cả một tàu khu trục như vậy là rất đắt nên Trung Quốc quyết định đóng 2 tàu khu trục lớp 051С Thẩm Dương. Khác với tàu khu trục lớp 052С, các tàu lớp 051C được lắp một đài anten quay của hệ thống tên lửa phòng không Fort-M thay cho các anten mạng pha cố định.
Khi xây dựng hạm đội tàu khu trục khá đa dạng về chủng loại, Hải quân Trung Quốc rõ ràng đang cố tìm ra loại tàu khu trục tối ưu và có được tối đa các công nghệ tối tân.
Các chuyên gia châu Âu có mặt trên tàu khu trục Quảng Châu (lớp 052B) vào năm 2007 đã đưa ra các kết luận sau đây. Thoạt nhìn, tàu này tương ứng với trình độ của thế kỷ XXI. Tàu cũng có phần thượng tầng đơn khối, bề ngoài cũng sử dụng nhiều công nghệ giảm độ bộc lộ (tàng hình). Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn thì thấy, tàu này sử dụng một số lượng lớn công nghệ của những năm 1950-1960 đến mức đáng ngạc nhiên. Đó vẫn là các hệ thống chung của tàu kiểu cũ, có từ thời Liên Xô, hệ thống quạt thông gió các hành lang chạy suốt chạy dọc theo hai bên mạn tàu qua phần thượng tầng từ mũi đến đuôi rất thô sơ.
Theo các chuyên gia, với cách thông gió như thế, một khi hệ thống thông gió bị hư hỏng, tàu sẽ bị ô nhiễm khí độc hoàn toàn vì khói từ đám cháy hoặc các chất độc hại trước khi thủy thủ đoàn kịp mang mặc các phương tiện phòng hộ cá nhân.
Điều khiến người ta kinh ngạc không ít là các cánh cửa không thấm khí/nước có kết cấu có thể làm chúng biến dạng và kẹt hóc khi có hư hỏng trong chiến đấu hoặc khi có bão mạnh. Nhiều hệ thống vũ khí (ống phóng lôi 324 mm, bệ phóng bom phản lực và nhiều hệ thống khác) chỉ có cơ cấu dẫn động bằng tay, đây là điều đặc biệt đáng ngạc nhiên đối với một con tàu được trang bị khá nhiều thiết bị vô tuyến điện tử rất hiện đại. Khi xem xét kỹ hơn trang bị radar, thấy rằng các đường cáp của đa số các hệ thống không hề được bảo vệ trước khả năng bị tác động điện tử vì thế chúng rất nhỏ gọn và đơn giản.
Sau khi xem xét, một chuyên gia đưa ra đánh giá về hoạt động của các nhà đóng tàu khu trục của hải quân Trung Quốc như sau: “Đối với họ thì ngay cả các tàu khu trục lớp Projekt 956E cũng vẫn sẽ là các tàu vũ trụ trong một thời gian dài nữa…”.
Bởi vậy, đa số các chuyên gia cho rằng, hiện thời, Trung Quốc vẫn chưa thể đóng được một chiến hạm thực sự hiện đại và cân đối về các hệ thống chiến đấu và kỹ thuật.
Frigate
Trong biên chế chiến đấu hải quân Trung Quốc hiện có 51 frigate, một phần trong số đó, theo xếp loại của phương Tây, có thể liệt vào nhóm tàu corvette. Ngoài 6 frigate (lớp 054А), tất cả số còn lại có vũ khí phòng không yếu, may lắm là chỉ có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn (Crotale). Một số lượng đáng kể các frigate lạc hậu thuộc các lớp 053 và 053Н đã được bán sang nhiều nước thế giới thứ ba.
Để thay thế các frigate cũ và bổ sung cho các tàu tàu khu trục mới tương đối đắt tiền, Trung Quốc đang đóng các frigate rẻ tiền hơn. Đến cuối năm 2011, họ đã đóng xong 2 frigate lớp 054 với hệ thống phòng không đơn giản hóa, có các tính năng và thành phần trang bị kỹ thuật giống với frigate La Fayette của Pháp.
Sau đó, các frigate bắt đầu được đóng (đã đóng được 6 tàu) theo thiết kế được sửa đổi 054А, theo đó, hệ thống tên lửa phòng không HQ-7 (Crotale) được thay bằng hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 (Shtil) với 1 bệ phóng thẳng đứng х 32 ngăn phóng. Ngoài ra, 4 hệ thống pháo phòng không АK-630 được thay bằng 2 hệ thống pháo phòng không 7 nòng 30 mm Type 730 (Goalkeeper). Trung Quốc đang tiếp tục đóng 2 frigate loại này.
Do thành phần vũ khí thay đổi mà toàn bộ khái niệm đóng frigate của Trung Quốc cũng thay đổi theo. Trước đó, họ cho rằng, các tàu khu trục đắt tiền phải được bổ trợ bằng các frigate tương đối rẻ tiền. Nhưng khi các chỉ huy mới lên nắm quyền chỉ huy hải quân Trung Quốc, tàu frigate bắt đầu được xem như một chiến hạm đa năng khá mạnh với lượng giãn nước hạn chế, còn các tàu khu trục mới có thể được xem như các tàu bảo vệ cho các tàu sân bay tương lai.
Lực lượng tàu tuần tra
Đến năm 2003, Trung Quốc không hề có kế hoạch đóng mới các tàu chiến nhỏ cho hải quân của họ. Nhưng vào năm 2004, chương trình phát triển tàu chiến nhỏ bất ngờ có được xung lực phát triển mới. Trước hết, mối quan tâm giảm đi đối với tàu tuần tra và tăng lên đối với tàu tên lửa (tốc hạm tên lửa). Chẳng hạn, những chiếc tốt nhất trong các xuồng tuần tra lớp 037/1 (25 chiếc) đã được trang bị thêm tên lửa chống hạm С-802 và trở thành tàu tên lửa.
Đồng thời, Trung Quốc cũng bắt đầu đóng quy mô lớn theo công nghệ Australia các tốc hạm tên lửa lớp Houbei trang bị tên lửa chống hạm mới С-802. Đến cuối năm 2011, họ đã đóng được tổng cộng hơn 60 tàu tên lửa này. Chúng có tốc độ toàn phần vừa phải (36 hải lý/h), nhưng nhờ có kết cấu dạng hai thân và hình dáng thân thiết kế theo công nghệ tàng hình nên có khả năng đi biển cao và độ bộc lộ thấp.
Rõ ràng là Trung Quốc có thể chuyển nhiều tàu tên lửa đóng trong những năm trước đó sang lực lượng dự bị nên sắp tới tổng số tàu chiến nhỏ sẽ giảm đi.
Lực lượng tàu quét lôi
Lực lượng tàu quét lôi của hải quân Trung Quốc hiện chỉ có vài tàu quét lôi, còn hơn 100 tàu xuồng loại này được đưa vào lực lượng dự bị. Chẳng hạn, trong lực lượng dự bị của hải quân Trung Quốc đã có hơn 50 tàu quét lôi nhỏ Type 312. Theo đa số các chuyên gia, lực lượng tàu chống thủy lôi là thành phần yếu nhất của hải quân Trung Quốc và không hiểu vì lý do gì lực lượng này không được phát triển đủ mạnh.
Kết luận chung
Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã làm chủ được nhiều công nghệ, nhưng tất cả những công nghệ đó đều là thành tựu của quá khứ. Các chuyên gia đóng tàu Trung Quốc hiện hoàn toàn không thể sản xuất, kể cả theo giấy phép, các turbine khí tàu thủy, các turbine hơi nước cỡ lớn và các nồi hơi áp suất cao cho các tàu sân bay.
Nhưng điều khó chịu nhất đối với Trung Quốc là ngoài các tên lửa đường đạn, họ không có các loại vũ khí trang bị hải quân nội địa có chất lượng. Những gì họ đang có đều là hàng sao chép, được chế tạo lạc hậu 10-15 năm, có tính năng cực kỳ tồi tệ so với các mẫu nguyên bản. Chẳng hạn, hải quân Trung Quốc không có các loại pháo tự động tất cả các cỡ, các ngư lôi và thủy lôi do họ tự phát triển.
Điều đó cho thấy, công tác nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực này là kém hiệu quả. Đa số chuyên gia cho rằng, trong điều kiện hiện nay, Trung Quốc thiết kế và chế tạo bom nguyên tử và tên lửa đẩy vũ trụ còn dễ hơn là phát triển một động cơ turbine phản lực tiết kiệm cao cho máy bay chở khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.