Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: abcnews |
"Rõ ràng chúng ta khuyến khích các cải cách mà họ theo đuổi”, ông Leon Panetta nói hôm 2/6 trước các đại biểu tại hội nghị an ninh thượng đỉnh châu Á diễn ra ở Singapore, còn gọi là Đối thoại Shangri-La.
"Như mọi người đã biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có những bước đi nới lỏng một số biện pháp cấm vận với Myanmar và cố gắng khuyến khích họ tiếp tục đi theo con đường đúng đắn”, lãnh đạo Lầu Năm Góc nói với các đại diện đến từ 27 nước tham dự sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức.
"Tôi nghĩ phần nào rằng, giả định họ có thể thực thi các cải cách và tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chính trị để cởi mở hệ thống của mình, thì phần nào sẽ có các cuộc thảo luận về việc chúng tôi có thể cải thiện quan hệ quân sự với quốc gia này”.
Sau khi chế độ dân sự thay thế chính quyền quân sự tại Myanmar và áp dụng hàng loạt cải cách chính trị, dân chủ, kinh tế xã hội, các biện pháp cấm vận quốc tế đã dần dần được nới lỏng.
Phản ứng tích cực của cộng đồng quốc tế diễn ra sau khi chính phủ Myanmar tiến hành cuộc bầu cử 1/4 với thắng lợi lớn của lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi và đảng của bà. Bà Suu Kyi đã có một ghế trong quốc hội trong số 43 vị trí mà các ứng viên đảng của bà giành được.
Nhật Bản gần đây đã quyết định bắt đầu lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong kỳ vọng thúc đẩy hơn nữa tại Myanmar rằng, nới lỏng trừng phạt của phương Tây sẽ mở rộng rất nhiều mối quan hệ quốc tế và kinh doanh.
Dấu hiệu đáng kể nhất của một nước phương Tây để cải tiến quan hệ với Myanmar là Mỹ. Mỹ tuyên bố bắt đầu nới lỏng hạn chế về tài chính với Myanmar và bổ nhiệm Derek Mitchell - đặc phái viên của Nhà Trắng tại Myanmar - làm đại sứ mới của Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á. Liên minh châu Âu và Australia cũng đã quyết định gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt với Myanmar.
Thái An (theo thenews)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.