Việc chuyển giao tầng chính của tên lửa đẩy dành cho
tàu vũ trụ Naro-1 sẽ được thực hiện trước cuối tháng 8, để chuẩn bị cho
việc phóng theo dự kiến.
Hình vẽ mô phỏng tên lửa KSLV-1 của Hàn Quốc trong một vụ phóng. Đồ họa: Global Security |
Trong cuộc gặp với các phóng viên đồng hương tại
Moscow, Bộ trưởng Công nghệ, Khoa học và Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho cho
biết ông đã tới thăm Trung tâm Không gian Liên bang Nghiên cứu và Sản
xuất Khrunichev của Nga.
Ông Lee xác nhận rằng việc giao tên lửa sẽ được tiến
hành đúng hạn trước vụ phóng vào tháng 10. "Tên lửa sẽ được giao vào
tháng 7 hoặc tháng 8 để nó có thể sẵn sàng cho vụ phóng", Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Lee nói.
Trung tâm Khrunichev đã sản xuất tầng thứ nhất của tên
lửa sử dụng nhiên liệu lỏng được đông lạnh như một phần trong thỏa
thuận hồi năm 2002, có nội dung chế tạo một phi thuyền không gian có thể
mang các vệ tinh vào quỹ đạo cho Hàn Quốc. Seoul đã tự chế tạo tầng thứ
hai của tên lửa mang tên KSLV-1 với kích thước nhỏ hơn và dùng nhiên
liệu rắn. Hàn Quốc đồng thời sản xuất một vệ tinh nghiên cứu khoa học.
Cả Hàn Quốc và Nga đều kiểm tra chi tiết các vụ phóng
thất bại vào năm 2009 và 2010 để đảm bảo nỗ lực thứ ba sẽ thành công. Bộ
trưởng Lee cho biết hai bên cũng đang nỗ lực để hướng tới việc đưa một
vệ tinh quỹ đạo thấp vào không gian trong thời gian từ nay tới năm 2021.
Tên lửa được sử dụng cho việc phóng vệ tinh này sẽ do Hàn Quốc tự chế
tạo và mang tên KSLV-2.
Ông Lee khẳng định việc có công nghệ chế tạo tên lửa
là rất quan trọng đối với Hàn Quốc. Chương trình hợp tác chung hiện nay
với Nga giúp mang lại những nhận thức và kiến thức quan trọng về lĩnh
vực công nghệ cao cho Hàn Quốc. Bộ trưởng Lee cũng cho biết năng lực của
Hàn Quốc về các lĩnh vực công nghệ thông tin và cơ khí chính xác mang
lại khả năng cạnh tranh về việc phóng tàu vũ trụ lên không gian.
Quan chức này cũng cho hay ông đã có các cuộc trao đổi
với nhiều quan chức Nga, vì thế kế hoạch phóng theo dự kiến của vệ tinh
radar Arirang 5 có thể được thực hiện trước cuối năm nay. Tuy nhiên,
phía Nga vẫn chưa có có phản hồi chính thức. Bộ Quốc phòng Nga sẽ có phê
chuẩn cuối cùng về việc này.
Trong một diễn biến khác, Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI), đơn vị chịu trách nhiệm về chương trình vệ tinh và tên lửa của Seoul, cho biết cơ quan này đã quyết định loại bỏ hệ thống tự hủy ở tầng thứ hai của tên lửa KSLV-1. Các nhà điều tra Nga cho rằng hệ thống này là nguyên nhân của vụ nổ trên không trung của tên lửa trong vụ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở gần bờ biển phía nam Hàn Quốc hồi năm 2010.
Trong một diễn biến khác, Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI), đơn vị chịu trách nhiệm về chương trình vệ tinh và tên lửa của Seoul, cho biết cơ quan này đã quyết định loại bỏ hệ thống tự hủy ở tầng thứ hai của tên lửa KSLV-1. Các nhà điều tra Nga cho rằng hệ thống này là nguyên nhân của vụ nổ trên không trung của tên lửa trong vụ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở gần bờ biển phía nam Hàn Quốc hồi năm 2010.
Hà Giang
VNExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.