Dù
Mỹ tuyên bố chiến lược quân sự mới không nhằm đe dọa Bắc Kinh, các quan chức và
học giả Trung Quốc cho rằng nước này cần tăng năng lực quốc phòng để sẵn sàng
"đáp trả nếu lợi quốc gia bị đe dọa"
Ông
Nhiệm Hải Tuyền, phó giám đốc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu
đoàn Trung Quốc tới Đối thoại Shangri La tại Singapore, nhận xét rằng kế hoạch
triển khai tàu chiến của Mỹ không phải là một sự "đe dọa nghiêm trọng"
nhưng cũng không phải "không có ảnh hưởng gì".
"Chúng
tôi vẫn phải đối mặt với một tình thế rất phức tạp, đôi khi là rất khốc liệt.
Chúng tôi phải chuẩn bị cho mọi tình huống. Chúng tôi có câu: Hy vọng điều tốt
nhất, chuẩn bị cho điều xấu nhất", China Daily dẫn lời trung tướng
Nhiệm Hải Tuyền nói.
"Chúng
tôi sẽ cải thiện các chiến lược quân sự, năng lực quốc phòng và năng lực chiến
đấu của quân đội. Chúng tôi không tấn công trừ phi bị tấn công", ông Nhiệm
nói với các phóng viên tại Singapore.
"Chúng
tôi có các biện pháp đáp trả một khi các lợi ích quốc gia cơ bản bị đe dọa",
ông Nhiệm nói.
Khu trục hạm tên lửa Cáp Nhĩ Tân của Hải Quân TQ. Ảnh: Xinhua |
Phát
biểu của ông Panetta được đưa ra trong bối cảnh các nước tại châu Á có những
tranh chấp về chủ quyền trên biển. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines suốt
gần hai tháng qua chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trung Quốc cho rằng Mỹ có thể triển
khai binh sĩ tại Philippines như đã triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại
Australia.
Khi
được hỏi liệu sự thay đổi số lượng và tỷ lệ tàu chiến có phải là nhằm tạo mối
đe dọa đối với Trung Quốc, Panetta trả lời một cách chắc chắn: "Tôi hoàn
toàn phản đối cách nhìn đó".
Tuy
nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc tỏ ra cảnh giác và cho rằng tuyên bố của
ông Panetta chứng tỏ quyết tâm tái cân bằng lực lượng của Mỹ là có thật và
Trung Quốc cần phải lưu tâm.
"Đó
là một sự răn đe, như để nói với các cường quốc trong khu vực tránh bất cứ hành
động liều lĩnh nào. Thay đổi chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình dương có
nghĩa rằng vai trò của Mỹ trong khu vực sẽ được nâng cao, không chỉ là người tạo
chính sách mà sẽ thực sự tham gia giữ gìn trật tự", Wang Peiran, một học
giả thỉnh giảng về các vấn đề an ninh tại đại học Vrije Universiteit ở
Brussels, nói với China Daily.
Tuy
nhiên, một chuyên gia khác lưu ý một điều là các quan chức Mỹ không nói rõ phần
nào của hạm đội Đại Tây dương sẽ được bố trí lại. "Sự thay đổi có thể
không thật sự lớn như Panetta nói, điều chúng ta cần xem xét là những hạng mục
quân sự nào sẽ được di dời sang", Gary Li, chuyên gia phân tích quân sự và
tình báo từ London nhận xét.
"Panetta
nói đến các tàu sân bay, tàu khu trục và tàu tuần dương nhưng còn tàu ngầm thì
sao? Các tàu ngầm sẽ đóng tại đâu? Các tàu ngầm đóng tại Trân Châu cảng thì
không ảnh hưởng nhiều bằng việc đóng tại Guam. Ngoài ra, còn phải xem xét các
tàu này sẽ hoạt động như thế nao", Li nói.
Thực
tế là trong những phát biểu tại hội nghị an ninh vừa rồi, Panetta tìm cách xua
tan những quan điểm cho rằng Mỹ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc và nói rằng
"việc hợp tác và trao đổi giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc là rất quan trọng".
"Đó
là mối quan hệ chín muồi mà cuối cùng hai nước đã đạt được", Panetta nói
và thừa nhận sự khác biệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiều vấn
đề, trong đó có vấn đề trên Biển Đông.
Tuy
có sự gia tăng lực lượng quân sự trong khu vực, nhưng dường như Mỹ không thay đổi
quan điểm trung lập trong các tranh chấp của Trung Quốc với một số quốc gia
láng giềng, Niu Jun, giáo sư về chính trị quốc tế của Đại học Bắc Kinh nói.
"Washington
có những đồng minh thân cận ở châu Á nhưng họ cũng có thể kiềm chế các đồng
minh tránh những cuộc xung đột với Trung Quốc", ông Niu cho hay.
Năm
ngoái, Mỹ đã có 172 cuộc tập trận chung với 24 quốc gia, ông Panetta cam kết sẽ
tăng con số này trong những năm tới. Ngoài Australia và Philippines, Mỹ đang
tìm kiếm những nước khác để thiết lập cơ sở cho các hoạt động của mình tại châu
Á Thái Bình dương. Tuy nhiên các căn cứ mới không được thiết kế để trở thành
các căn cứ vĩnh viễn như trước đây.
Vũ
Hà
VNExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã gởi nhận xét.