Có ý kiến đại biểu cho rằng mối quan hệ về
quyền của người dân sử dụng đất và thẩm quyền của nhà nước đang có dấu
hiệu khủng hoảng, gây ra những xung đột ngày càng nóng.
Dù không nói
đến những con số, hệ lụy, hậu quả… thì sự sốt ruột đến cao độ của nhiều
vị đại biểu khi bàn cách hoàn thiện luật pháp để quản tập đoàn, đất đai
và trị tham nhũng cũng đủ để thấy cả sức nóng cùng độ nan giải của vấn
đề.
Hết Tiên Lãng đến Văn Giang, rồi nguyên Chủ tịch Vinalines bị khởi tố, lại đến việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA ở Việt Nam vì nghi tiêu cực…, thực tế cuộc sống không thể khiến các nhà lập pháp đến nghị trường trong sự thảnh thơi.
Một vị quan chức cấp cao của Quốc hội đã đúc kết rằng, không có cuộc tiếp xúc nào cử tri không bức xúc vì tham nhũng chưa được ngăn chặn.
Còn theo nhiều vị đại biểu của dân thì đất đai là vấn đề nóng từng ngày từng giờ. Thậm chí, có ý kiến cho rằng mối quan hệ về quyền của người dân sử dụng đất và thẩm quyền của nhà nước đang có dấu hiệu khủng hoảng, gây ra những xung đột ngày càng nóng.
Bên cạnh đất đai, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty cũng được coi là mảnh đất “màu mỡ” của lãng phí và tham nhũng.
Thảo luận tình hình kinh tế, xã hội tại tổ, có đại biểu nhận xét, Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU 18 trước đây.
Các tập đoàn (trong đó có Vinashin, Vinalines) đã và đang được quản lý kiểu gì, và sẽ còn bao nhiêu vina nữa đi theo vết xe đổ là câu hỏi không riêng của vài đại biểu.
Một phần quan trọng cho câu trả lời nằm ở chính cơ quan lập pháp. Bởi lỗ hổng pháp lý trong quản tập đoàn, đất đai và trị tham nhũng, lãng phí đã được mổ xẻ hết kỳ họp này sang kỳ họp khác, hết nhiệm kỳ trước tiếp nhiệm kỳ sau của Quốc hội.
Nên, thật dễ hiểu khi còn bao nhiêu dự án luật xếp hàng chờ đến lượt nhiều vị đại biểu vẫn đề nghị chuyển dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) từ chương trình năm 2013 lên chương trình năm 2012. Điều này cũng phản ánh sự ghi nhận ý kiến cử tri, là nên xây dựng cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính độc lập, có quyền hạn mạnh và không nằm trong cơ quan hành pháp.
Điều khá đặc biệt là bên cạnh chấp thuận điều chỉnh sớm dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) vào chương trình năm 2013 để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6. Dù, dự án này chưa có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13.
Vì, “Đúng như đại biểu đã nêu, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hai nội dung có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tốt sẽ góp phần giảm tham nhũng và ngược lại đấu tranh phòng, chống tham nhũng tốt sẽ góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Được đề nghị mạnh mẽ ngay từ Quốc hội khóa 12, song một dự án luật để quản vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lại không được “may mắn” như vậy.
Tại phiên thảo luận tại hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 của Quốc hội vừa qua, hơn một lần các vị đại biểu đã phải nhắc lại rằng, cuối năm 2009, tại nghị quyết sau cuộc giám sát việc quản lý vốn tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Quốc hội đã yêu cầu sớm có Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhưng cho đến nay dự án này vẫn chỉ nằm trong chương trình chuẩn bị của khóa 13, cũng tức là chưa rõ thời gian cụ thể được đưa ra nghị trường.
Là người đề xuất xây dựng dự án luật này ngay từ kỳ họp cuối năm 2009 và kiên trì nhắc lại nhiều lần, đến nay Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch vẫn cho rằng đạo luật này cần xây dựng càng sớm càng tốt. Vì, nếu không có luật này sẽ không tạo được cơ sở pháp lý để thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, vấn đề nóng bỏng trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Đề nghị đưa luật này vào chương trình chính thức của năm 2013 và Quốc hội yêu cầu Chính phủ sớm soạn thảo đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 1/6 vừa qua.
Cũng tại đây, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh không giấu được sự sốt ruột khi “đến nay chưa thấy luật này ở đâu trong khi thực tế hết Vina này đến Vina kia”. Điều vị khiến đại biểu Minh lo lắng là “nhỡ đâu mai kia các tập đoàn, tổng công ty cứ qua một thời gian nhất định lại xì thêm ra một lỗ hổng”. Chúng ta cần nhanh chóng khẩn trương ban hành luật này, ông Minh đề nghị.
Sốt ruột hơn cả vẫn là dự án Luật Đất đai sửa đổi, bởi ngay từ năm 2009, tại nhiệm kỳ khóa 12, ý kiến xuyên suốt, quyết liệt của nhiều vị đại biểu là phải đưa dự luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình chính thức của năm sau.
Nhưng, đến nay, dự luật này vẫn tiếp tục được xin lùi, dự kiến đến cuối năm 2013 mới thông qua.
Điều này đã khiến cho đại biểu Vũ Công Tiến (Lâm Đồng) đặt vấn đề, rằng ngoài lý do chờ sửa đổi Hiến pháp, chưa chuẩn bị kịp thì “có lý do nào khác tôi cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông báo cho Quốc hội biết”.
Theo chương trình kỳ họp thứ ba, tại phiên bế mạc chiều 21/6 Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013. Khi đó “số phận” các dự án luật liên quan đến tập đoàn, đất đai và phòng chống tham nhũng mới chính thức được quyết định.
Nhưng với những lý do đã được nêu ở cả phía cơ quan soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không khó để thấy rằng, ý chí của nhiều đại biểu về việc sớm có luật quản những vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng này không dễ thành hiện thực. Cho dù đòi hỏi của cuộc sống đã trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
Hết Tiên Lãng đến Văn Giang, rồi nguyên Chủ tịch Vinalines bị khởi tố, lại đến việc Đan Mạch ngừng ba dự án ODA ở Việt Nam vì nghi tiêu cực…, thực tế cuộc sống không thể khiến các nhà lập pháp đến nghị trường trong sự thảnh thơi.
Một vị quan chức cấp cao của Quốc hội đã đúc kết rằng, không có cuộc tiếp xúc nào cử tri không bức xúc vì tham nhũng chưa được ngăn chặn.
Còn theo nhiều vị đại biểu của dân thì đất đai là vấn đề nóng từng ngày từng giờ. Thậm chí, có ý kiến cho rằng mối quan hệ về quyền của người dân sử dụng đất và thẩm quyền của nhà nước đang có dấu hiệu khủng hoảng, gây ra những xung đột ngày càng nóng.
Bên cạnh đất đai, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty cũng được coi là mảnh đất “màu mỡ” của lãng phí và tham nhũng.
Thảo luận tình hình kinh tế, xã hội tại tổ, có đại biểu nhận xét, Vinashin, Vinalines là dấu hiệu của tham nhũng, lãng phí với mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ PMU 18 trước đây.
Các tập đoàn (trong đó có Vinashin, Vinalines) đã và đang được quản lý kiểu gì, và sẽ còn bao nhiêu vina nữa đi theo vết xe đổ là câu hỏi không riêng của vài đại biểu.
Một phần quan trọng cho câu trả lời nằm ở chính cơ quan lập pháp. Bởi lỗ hổng pháp lý trong quản tập đoàn, đất đai và trị tham nhũng, lãng phí đã được mổ xẻ hết kỳ họp này sang kỳ họp khác, hết nhiệm kỳ trước tiếp nhiệm kỳ sau của Quốc hội.
Nên, thật dễ hiểu khi còn bao nhiêu dự án luật xếp hàng chờ đến lượt nhiều vị đại biểu vẫn đề nghị chuyển dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) từ chương trình năm 2013 lên chương trình năm 2012. Điều này cũng phản ánh sự ghi nhận ý kiến cử tri, là nên xây dựng cơ quan phòng chống tham nhũng mang tính độc lập, có quyền hạn mạnh và không nằm trong cơ quan hành pháp.
Điều khá đặc biệt là bên cạnh chấp thuận điều chỉnh sớm dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) vào chương trình năm 2013 để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6. Dù, dự án này chưa có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 13.
Vì, “Đúng như đại biểu đã nêu, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hai nội dung có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tốt sẽ góp phần giảm tham nhũng và ngược lại đấu tranh phòng, chống tham nhũng tốt sẽ góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Được đề nghị mạnh mẽ ngay từ Quốc hội khóa 12, song một dự án luật để quản vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lại không được “may mắn” như vậy.
Tại phiên thảo luận tại hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 của Quốc hội vừa qua, hơn một lần các vị đại biểu đã phải nhắc lại rằng, cuối năm 2009, tại nghị quyết sau cuộc giám sát việc quản lý vốn tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Quốc hội đã yêu cầu sớm có Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhưng cho đến nay dự án này vẫn chỉ nằm trong chương trình chuẩn bị của khóa 13, cũng tức là chưa rõ thời gian cụ thể được đưa ra nghị trường.
Là người đề xuất xây dựng dự án luật này ngay từ kỳ họp cuối năm 2009 và kiên trì nhắc lại nhiều lần, đến nay Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch vẫn cho rằng đạo luật này cần xây dựng càng sớm càng tốt. Vì, nếu không có luật này sẽ không tạo được cơ sở pháp lý để thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, vấn đề nóng bỏng trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Đề nghị đưa luật này vào chương trình chính thức của năm 2013 và Quốc hội yêu cầu Chính phủ sớm soạn thảo đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 1/6 vừa qua.
Cũng tại đây, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Ngô Văn Minh không giấu được sự sốt ruột khi “đến nay chưa thấy luật này ở đâu trong khi thực tế hết Vina này đến Vina kia”. Điều vị khiến đại biểu Minh lo lắng là “nhỡ đâu mai kia các tập đoàn, tổng công ty cứ qua một thời gian nhất định lại xì thêm ra một lỗ hổng”. Chúng ta cần nhanh chóng khẩn trương ban hành luật này, ông Minh đề nghị.
Sốt ruột hơn cả vẫn là dự án Luật Đất đai sửa đổi, bởi ngay từ năm 2009, tại nhiệm kỳ khóa 12, ý kiến xuyên suốt, quyết liệt của nhiều vị đại biểu là phải đưa dự luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình chính thức của năm sau.
Nhưng, đến nay, dự luật này vẫn tiếp tục được xin lùi, dự kiến đến cuối năm 2013 mới thông qua.
Điều này đã khiến cho đại biểu Vũ Công Tiến (Lâm Đồng) đặt vấn đề, rằng ngoài lý do chờ sửa đổi Hiến pháp, chưa chuẩn bị kịp thì “có lý do nào khác tôi cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thông báo cho Quốc hội biết”.
Theo chương trình kỳ họp thứ ba, tại phiên bế mạc chiều 21/6 Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013. Khi đó “số phận” các dự án luật liên quan đến tập đoàn, đất đai và phòng chống tham nhũng mới chính thức được quyết định.
Nhưng với những lý do đã được nêu ở cả phía cơ quan soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không khó để thấy rằng, ý chí của nhiều đại biểu về việc sớm có luật quản những vấn đề nhạy cảm và nóng bỏng này không dễ thành hiện thực. Cho dù đòi hỏi của cuộc sống đã trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
Nguyên Thảo
VNEconomy
Tập đoàn và đất đai tại VN là hai phạm trù đã bao gồm Lãng phí và tham nhũng. Nếu muốn có một xã hội Dân chủ, công bằng, Văn minh thì phải giải quyết tận gốc hai vấn đề này.
Trả lờiXóa